Tại một doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước - Ảnh: K.OANH
Tinh thần của Nghị định 116/2017 là đảm bảo cho người tiêu dùng có thể mua, sử dụng ôtô đảm bảo chất lượng, an toàn.
Việc Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) giật mình với kiến nghị của VAMA cho thấy các doanh nghiệp trong hiệp hội có ý kiến khác nhau, nhất là những doanh nghiệp chú trọng nhập khẩu và doanh nghiệp đầu tư nhiều vào sản xuất.
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đi sau nên việc cạnh tranh với doanh nghiệp FDI vốn có thế mạnh về công nghệ, thương hiệu, thị trường là không đơn giản.
Tuy nhiên, nhiều dòng xe của doanh nghiệp trong nước đang tăng dần tỉ lệ nội địa hóa, chiếm lĩnh được thị phần, như Trường Hải, Hyundai Thành Công và sắp tới có lẽ là Vinfast với vốn đầu tư lên tới 3,5 tỉ USD.
Điều này cho thấy ngành ôtô Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh có hiệu quả. Nên điều quan trọng là chính sách phải thúc đẩy sản xuất trong nước.
Trong khi đó, việc xin nới các quy định nhập khẩu, nếu được chấp thuận, sẽ tạo thuận lợi cho nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Như vậy, định hướng phát triển ngành công nghiệp ôtô nội địa có thể sẽ bị ảnh hưởng. Việc giảm thuế nhập khẩu ôtô từ một số thị trường về 0% vào thời điểm 1-1-2018 đang đặt ra thách thức lớn.
Xu hướng nhập khẩu đang rất mạnh, nhiều doanh nghiệp từng nhận nhiều ưu đãi của Việt Nam để tăng tỉ lệ nội địa hóa nay đã quay lưng, chuyển hẳn sang nhập khẩu nhiều dòng xe để đảm bảo lợi ích của họ.
Vì vậy, định hướng ưu tiên hiện nay là thúc đẩy ngành sản xuất ôtô trong nước, gắn với những mục tiêu lớn hơn như thúc đẩy tăng trưởng GDP thông qua phát triển công nghiệp.
Nếu không, kéo theo đó sẽ có thể là nhập siêu nhiều tỉ USD/năm, thị trường tràn ngập xe nhập khẩu, có thể làm mất cân đối kinh tế vĩ mô, mất cả trăm ngàn công ăn việc làm...
Nhiều nước trong giai đoạn đầu phát triển ngành công nghiệp ôtô đã có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp trong nước.
Thậm chí, trong điều kiện có thể, áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo hộ hợp lý. Nếu không có chính sách đúng hướng, nguy cơ xe hơi nhập khẩu sẽ bóp chết sản xuất trong nước.
Chúng ta coi FDI là thành phần quan trọng, nhưng mọi thành phần kinh tế đều cần được đối xử bình đẳng, không có sự phân biệt về cơ hội phát triển.
Vì vậy, với những chính sách mà cả doanh nghiệp nội và doanh nghiệp có vốn FDI phải thực hiện, nếu chỉ có doanh nghiệp FDI kêu, doanh nghiệp trong nước đã thực hiện và không thấy vấn đề gì, cần rất tỉnh táo.
Doanh nghiệp phải chạy theo lợi nhuận, nhưng không thể vì lợi nhuận của một nhóm mà giảm điều kiện nhập khẩu, khiến khả năng đảm bảo an toàn và khả năng phát triển ngành công nghiệp trong nước bị đe dọa.
Tiến sĩ HUỲNH THẾ DU (Đại học Fulbright Việt Nam)
Không để trục lợi chính sách
Nếu nới lỏng điều kiện nhập khẩu ôtô, xe ngoại tràn vào. Nếu không có chính sách bảo hộ kịp thời, phụ thuộc vào khối FDI, Việt Nam mãi không thể có được ngành công nghiệp ôtô.
Ròng rã hơn 20 năm qua Việt Nam đã có những ưu đãi, chính sách về thuế... nhưng kết quả vẫn chưa như mong muốn.
Trong khi đó, phần lớn lợi nhuận chạy vào túi các "ông lớn" sản xuất ôtô trên thế giới.
Từ thập niên 1990, các doanh nghiệp này đã xây dựng cơ sở lắp ráp ở nhiều quốc gia.
Đến nay, khi Việt Nam mở cửa và giảm thuế thì các doanh nghiệp này biết nơi nào tốt nhất cho việc sản xuất...
Đây là một thực tế rất đáng lo và nó cho thấy các chính sách bảo hộ hay ưu đãi đối với ngành ôtô của Việt Nam trong hơn hai thập niên qua đã bị các doanh nghiệp nước ngoài trục lợi.
Do đó, chúng ta cần nhìn nhận lại lợi ích phát triển ngành công nghiệp ôtô, chú trọng quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo sự bình đẳng, nhất là khi ở Việt Nam đã có doanh nghiệp đầu tư bài bản, làm những tổ hợp lớn, đặt nền móng ban đầu với hi vọng tạo ra ôtô Việt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận