Xử mạnh tay thì đố ai dám "đi bão"!Xử cho “quái xế” hết dám đua xe
Theo bạn, thanh thiếu niên tụ tập đua xe gây rối vì:
Thiếu sự quản lý chăm sóc của gia đìnhCác biện pháp chế tài của luật pháp chưa đủ mạnhDo tâm lý hiếu động, ưa mạo hiểm, muốn chứng tỏ mìnhThiếu nhiều sân chơi an toàn về cảm giác mạnhÝ kiến khác
|
Thế nên, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền áp dụng thêm việc tịch thu phương tiện vi phạm ngoài việc phạt tiền. Việc xử lý tang vật vi phạm hành chính phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Đề nghị tiêu hủy xe đua nghe có vẻ như là biện pháp nhằm nghiêm trị vi phạm về đua xe nhưng lại không phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì chỉ buộc tiêu hủy tang vật vi phạm nếu đó là vật phẩm gây hại cho con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại. Theo đó, xe đua không thuộc diện tang vật buộc phải tiêu hủy.
Việc tiêu hủy xe vi phạm cũng gây lãng phí lớn cho xã hội. Chính vì thế, theo tôi, để xử lý nghiêm tình trạng đua xe, cơ quan có thẩm quyền nên ra quyết định tịch thu xe đua, phát mãi để sung công là hợp lý.
Để ngăn chặn hành vi đua xe thì cần phải tăng mức xử phạt đối với vi phạm của các đối tượng tham gia đua xe, tổ chức hay cổ vũ đua xe. Theo quy định hiện nay tại nghị định 34/2010/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với hành vi tụ tập, cổ vũ đua xe là quá nhẹ, có khi chỉ 500.000-1 triệu đồng. Mức xử phạt cao nhất đối với hành vi tham gia đua xe gắn máy tối đa cũng chỉ 10-20 triệu đồng; nếu tổ chức đua xe hoặc tham gia đua ôtô mới bị xử phạt tối đa 30-40 triệu đồng cũng chưa đủ sức răn đe.
TP.HCM đã có kiến nghị về việc tăng mức xử phạt đối với vi phạm giao thông, trong đó có hành vi đua xe là cần thiết. Tuy nhiên, theo tôi, không thể có quy định cho phép TP.HCM “vượt rào” trong xử lý đua xe, mà cái cần là phải sửa ngay từ trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, sửa nghị định 34. Cần nâng mức tối đa trong xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính lên (có thể đến 80-100 triệu đồng), sau đó sửa nghị định 34 theo hướng tăng mức xử phạt của vi phạm về đua xe lên đến mức tối đa này.
Những địa phương như TP.HCM, Hà Nội với mật độ giao thông chật hẹp, tình trạng đua xe xảy ra nhiều thì nên áp dụng mức xử phạt nặng, tới mức tối đa mà quy định cho phép, các địa phương khác có thể có mức xử phạt thấp hơn.
Bộ luật hình sự cũng đã có quy định các tội danh về tổ chức đua xe trái phép (điều 206), đua xe trái phép (207) nhưng thực tế số bị cáo bị xét xử về các tội danh này rất ít. Trong xử lý vi phạm, không chỉ áp dụng xử phạt hành chính mà cơ quan công an cần mạnh tay vận dụng quy định của Bộ luật hình sự để khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng đua xe trái phép mới mong hạn chế được tình trạng đua xe hiện nay.
* Theo bạn, có những biện pháp nào để chống đua xe, triệt trừ tận gốc nạn "đi bão"? Hãy gửi ý kiến về cho chúng tôi theo địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận