Thêm clip thoải mái sử dụng "phao" thi môn vănClip giám thị... giúp thí sinh làm bài môn sửClip thí sinh quay bài môn địa đến phút chót
Phóng to |
Tại cuộc giao ban báo chí trung ương sáng qua, ông Hiển đã nhắc lại một đoạn trong văn bản mình ký.
Nguyên văn như sau: “Sở GD-ĐT Bắc Giang và các cơ quan chức năng của tỉnh đang tập trung xác minh vụ việc để sớm có kết luận và xử lý theo thẩm quyền. Trong những ngày qua, bên cạnh một số tin, bài khách quan, kịp thời trên các báo thì còn một số bài mang tính suy diễn chưa đúng bản chất của sự việc, đưa tin quá nhiều về vụ việc gây hiệu ứng không tốt trong dư luận xã hội. Bộ GD-ĐT trân trọng đề nghị các đồng chí tổng biên tập, tổng giám đốc chỉ đạo phóng viên đưa tin một cách khách quan sau khi có kết luận thanh tra và kết quả xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Bộ GD-ĐT tái khẳng định: “Về cơ bản, kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế” và cho biết đối với vụ việc ở Đồi Ngô, dự kiến xử lý theo hướng giáo dục, giúp học sinh nhận thức được sự đúng - sai trong hành vi của mình.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, việc mang bút ghi hình vào phòng thi có thể giúp thí sinh quay cóp nhưng bút này không có màn hình nên muốn xem hình ảnh phải nối ra máy vi tính. Nếu thí sinh thật sự muốn chống tiêu cực phòng thi, lẽ ra có thể phản ảnh ngay trong hoặc sau buổi thi đầu tiên nhưng lại cứ để kéo dài. Ngoài ra, việc cung cấp các đoạn video nhỏ giọt thay vì cung cấp trọn bộ đã khiến công tác giải quyết vụ việc cũng có khó khăn.
Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Căn cứ vào đâu thứ trưởng nói việc mang bút ghi hình vào phòng thi là nhằm mục đích quay cóp và có thể hiểu rằng vì không quay cóp được nên thí sinh đã “chuyển hướng” ghi lại cảnh trong phòng thi? Ông Hiển nói: “Tôi không khẳng định động cơ gì cả, nhưng nếu (bút ghi hình) có màn hình thì có thể quay cóp”.
Cũng trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về thời hạn thanh tra vụ việc, ông Hiển cho biết đối với các thí sinh, kết quả chấm thanh tra sẽ công bố cùng kết quả thi tốt nghiệp chung (ngày 18-6). Đối với những trường hợp có liên quan khác, quá trình xác minh có thể lâu hơn. “Quan điểm là càng sớm càng tốt và khi có đầy đủ bằng chứng sẽ xử lý và thông báo ngay”- ông nói.
TS LÊ HỒNG SƠN (cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp): Đừng đẩy người chống tiêu cực vào thế cô đơn Vụ clip quay cảnh tiêu cực thi cử tại Bắc Giang đã được công bố nhiều ngày nay. Dư luận có nhiều ý kiến khác nhau bàn về chuyện xử lý thế nào với các đối tượng vi phạm, trong đó có ý kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục - đào tạo. Với những gì thấy được trong các clip thì sự vi phạm quy chế thi là công khai, trắng trợn và có tổ chức, coi thường kỷ cương phép nước và đạo đức xã hội. Như vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với chủ tịch hội đồng thi, cán bộ coi thi và các học sinh quay cóp bài không có gì phải bàn cãi nữa. Chuyện đáng nói ở đây là học sinh quay clip đó sẽ bị xử lý thế nào? Đọc trả lời của lãnh đạo Bộ Giáo dục - đào tạo trên báo chí cũng như đọc các ý kiến cho rằng cần phải xử lý học sinh quay clip theo đúng quy chế thi, tôi thấy rất buồn. Trước hết, đối chiếu với quy chế thi thì người quay clip vi phạm vì đã mang thiết bị điện tử ghi hình vào phòng thi. Hành vi này nếu bị phát hiện tại chỗ sẽ bị đình chỉ thi. Nhưng ở đây cần đặt ra một vấn đề là nếu xử lý học sinh này giống như xử lý các học sinh quay cóp bài và các cán bộ coi thi, sẽ mặc nhiên đánh đồng hành vi vi phạm quy chế và hành vi chống tiêu cực. Tôi cho rằng quy chế thi quy định như vậy là có vấn đề và cần phải sửa lại cho cụ thể, rõ ràng. Trong trường hợp cụ thể này, khi xử lý cũng cần phải phân biệt giữa mục đích sử dụng thiết bị ghi hình để quay cóp bài và mục đích ghi hình để tố cáo vi phạm, chống tiêu cực. Những ý kiến cho rằng phải xử lý người quay clip đúng quy chế thi chắc chắn đang gây ra áp lực rất lớn đối với học sinh quay clip, đẩy người chống tiêu cực vào thế cô đơn. Đó là chưa kể đến chuyện học sinh này đang phải đối mặt với nhiều sức ép từ các bạn cùng thi, từ ngôi trường và cộng đồng ở địa phương đó. Nếu cứ tư duy “phải xử lý” như vậy thì trong xã hội còn ai dám chống tiêu cực nữa? Hậu quả là người ta sẽ “mũ ni che tai”, làm ngơ trước tiêu cực, gian dối. Chống tiêu cực, gian lận trong thi cử là trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể ở đây là của ngành giáo dục, nhưng ngành giáo dục đã không làm tròn nhiệm vụ nên mới xảy ra những vi phạm đáng xấu hổ như trên. Hành vi quay clip để phơi bày sự thật, tố cáo tiêu cực là hành vi đáng được hoan nghênh, tôn vinh. Thậm chí, nếu xử lý những cán bộ, thí sinh vi phạm trong clip đó như đình chỉ nhiệm vụ, hủy toàn bộ kết quả thi... thì người có trách nhiệm phải có biện pháp bảo vệ người quay clip chứ không phải lên báo nói rằng “như vậy là vi phạm, phải xử lý”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận