Mẹ của trẻ bị bỏ rơiLòng người vẫn ấmBé sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng mì tôm
Bé Phan Thị Thùy Nhi trong vòng tay hộ lý Lê Thị Liên - Ảnh: L.G. |
Thế là Nhi trở thành đứa con cưng của tất cả bác sĩ, nhân viên khoa nhi (sơ sinh bệnh lý). Những đợt thăm khám sau đó cho bé còn phát hiện thêm nhiều dị tật nữa: tim nằm bên phải thay vì bên trái như bình thường, không có phản xạ nuốt, cơ quan hô hấp không bình thường nên mỗi lần ăn là bé bị sặc... “Có lúc chúng tôi đã nghĩ đến chuyện bé sẽ ra đi vì bệnh tình của bé khá phức tạp. Nhưng rồi có lẽ thấu hiểu tình cảm và sự yêu thương hết lòng của mọi người nên bé đã khỏe lên...” - chị Trần Thị Hoài Thông, điều dưỡng trưởng khoa nhi, cho biết. Và người duy nhất ở khoa có thể cho bé ăn một cách trọn vẹn vào những ngày đầu khó khăn chính là hộ lý Lê Thị Liên. Còn bác sĩ Phan Thanh Hoài là người đã đặt tên và để bé Thùy Nhi mang họ Phan của mình.
Không chỉ chăm sóc từng miếng ăn, bình sữa, các mẹ của bé còn thay nhau tập cho bé phản xạ bú và ăn nên bây giờ Thùy Nhi đã nuốt gọn gàng từng thìa cháo bột, hay ôm bình sữa tự bú. Ngày đêm các mẹ, các ba ở bệnh viện luôn thay nhau túc trực bên bé, lắng nghe và dõi theo từng nhịp đập yếu ớt từ trái tim bên phải của bé. Số tiền 40.000 đồng/ngày bệnh viện chu cấp không đủ lo cho bé nên mọi người trong khoa góp thêm vào để chăm sóc bé.
Ngày 13-3 có lẽ là ngày vui nhất của khoa nhi Bệnh viện VN - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình), ngày mà giáo sư René D. Esser (Bệnh viện Polyclinique du Ternois - Paris, Pháp) đã cùng các bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM và bác sĩ Bệnh viện VN - Cuba Đồng Hới phẫu thuật chân cho bé. Sau ca mổ kéo dài ba giờ, hai bàn chân khoèo của Thùy Nhi đã được chỉnh hình lại. “Chân cháu sẽ bình thường để sau này cháu bước vào đời vững vàng, tốt đẹp và tươi sáng hơn... Đó là niềm hi vọng trong tất cả mỗi chúng tôi” - chị Hoài Thông nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận