Một góc hang động núi lửa Krông Nô, huyện Krông Nô, Đắk Nông - Ảnh: TIẾN THÀNH |
Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông đã giao Sở KH-CN phối hợp Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thực hiện đề tài nghiên cứu, điều tra, đánh giá di sản địa chất và xây dựng công viên địa chất núi lửa Krông Nô. Bao gồm việc khảo sát đo vẽ, đánh giá độ an toàn của các hang động thuộc hệ thống núi lửa nhằm phục vụ cho việc đầu tư và phát triển du lịch.
Hiện Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá hiện trạng hang động núi lửa Krông Nô để sớm xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất quốc gia và Công viên địa chất toàn cầu.
Trong năm 2017, Ban quản lý công viên địa chất núi lửa Krông Nô sẽ xây dựng phương án bảo vệ, bố trí nhân lực và lắp đặt các bảng chỉ dẫn trong khu vực hang động núi lửa. Sau đó, UBND tỉnh sẽ xây dựng Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất núi lửa Krông Nô đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Như Tuổi Trẻ thông tin, cuối năm 2014, lần đầu tiên hệ thống hang động núi lửa nằm dọc sông Sêrêpốk (huyện Krông Nô, Đắk Nông) được Tổng cục Địa chất - khoáng sản (Bộ Tài nguyên - môi trường) công bố là quần thể hang núi lửa lớn nhất Đông Nam Á.
Từ năm 2007, quần thể hang núi lửa Krông Nô bắt đầu được các nhà khoa học khảo sát. Sau đó, một số nhà thám hiểm của Hội Hang động Nhật Bản cũng nhiều lần khảo sát, nghiên cứu, đo đạc hệ thống quần thể hang núi lửa rộng khoảng 25km này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận