Lấy số chứng minh nhân dân mới làm số định danh cá nhânMột đời người, một mã số
Đơn cử như để đơn giản hóa gần 1.300 thủ tục hành chính và các giấy tờ công dân, đề án sẽ phải kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đối với 608 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có tới 97 đạo luật.
Bên cạnh đó, mục tiêu của đề án yêu cầu trong thời gian tới, dữ liệu của toàn bộ công dân sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để các bộ, ngành, địa phương khai thác sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay đang có đến 12 cơ sở dữ liệu của chín bộ, ngành đã và đang trong quá trình khai thác, sử dụng, nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng đang được nghiên cứu, xây dựng, nếu việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến việc kết nối, chia sẻ thông tin, mục tiêu đơn giản hóa các cơ sở dữ liệu sẽ không đạt được. Hơn nữa, để đảm bảo triển khai đề án này, cần khẩn trương thiết lập đội ngũ cán bộ hộ tịch chuyên trách và đầu tư đào tạo, bồi dưỡng không chỉ về nghiệp vụ hộ tịch mà cả về trình độ tin học.
Ông Ngô Hải Phan (cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) nói hiện ban soạn thảo chưa tính toán tổng kinh phí cần thiết cho đề án. Tuy nhiên, theo dự thảo đề án mà Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến nhân dân, ở các bộ, việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc đã và đang được triển khai đều có kinh phí đầu tư lớn.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn, trong đề án hoàn toàn không có chuyện xây dựng cơ sở dữ liệu mới gây lãng phí như dư luận đang hiểu nhầm, mà chỉ đưa ra yêu cầu điều chỉnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý, bên cạnh đó dự thảo đề án đã xác định số định danh cá nhân cấp cho công dân chính là số chứng minh nhân dân mới (12 số) mà Bộ Công an đang triển khai thí điểm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận