Phóng to |
Công Ninh (phải) và Thủy Hương trong phim Thập tự hoa |
Tuy nhiên, hầu hết các đại biểu đều băn khoăn, nếu không có biện pháp hữu hiệu bảo hộ điện ảnh dân tộc thì sinh ra luật để làm gì?
* Không bảo hộ thì sinh ra luật để làm gì?
Lấy điện ảnh Đài Loan làm dẫn chứng, NSND Bùi Đình Hạc nói: “Trước đây, điện ảnh Đài Loan phát triển khá mạnh, vậy mà khi chính quyền thả nổi cạnh tranh với phim ngoại thì… chìm ngay”.
Cùng quan điểm với ông Hạc, NSND Đặng Nhật Minh khẳng định: “Điện ảnh cần được hiểu là một ngành kinh tế mang yếu tố thị trường và yếu tố này ngày càng rõ rệt ở VN. Muốn bảo hộ điện ảnh dân tộc cần có sự điều tiết của Nhà nước thông qua các chính sách cụ thể. Nếu không bảo hộ thì có đầu tư nhiều… điện ảnh VN chẳng thể “ngóc” đầu lên được”.
* Bảo đảm tỷ lệ chiếu phim nội ở rạp - chưa đủ!
Chống lại sức xâm lấn của điện ảnh ngoại, tại khoản 4 Điều 33 của dự luật quy định các rạp chiếu bóng phải đảm bảp tỷ lệ buổi chiếu và giờ chiếu phim VN theo quy định của Bộ VH-TT.
Nhưng theo nhiều đại biểu quy định này cũng khó có thể bảo vệ được điện ảnh Việt khi mà cánh cửa nhập phim được mở rộng cho tất cả các cơ sở sản xuất phim, phát hành phim, chiếu phim, đài truyền hình…Thậm chí các tổ chức, cá nhân “ngoại đạo” cũng được phép hợp tác, liên doanh với các đơn vị nói trên để nhập phim (Điều 37).
Năm 2005 đã có hơn 70 phim ngoại được nhập và phát hành tại VN. Với “độ mở” của dự luật, số lượng này chỉ tăng tiến vào những năm tới, chứ không giảm. Mặt khác, xu hướng tất yếu ở VN sẽ là “cụm rạp”, chứ không phải là rạp.
Một cụm rạp có tới 8 phòmg chiếu như ở Tòa tháp đôi (Bà Triệu-Hà Nội) nếu ngày nào cũng chiếu một phim VN vào giờ đẹp nhưng còn 7 phòng khác chiếu phim ngoại cùng giờ, lại toàn những phim hấp dẫn thì liệu khán giả có xem phim VN không? Đó là chưa kể đến việc hầu hết các chủ rạp coi phim là hàng hoá, không có khách thì đẩy ra khỏi rạp sớm.
* Bảo hộ bằng tiền từ đâu?
Theo NSND Đặng Nhật Minh, cần phải có chế tài quy định cụ thể việc bảo hộ điện ảnh dân tộc, ví dụ như chính sách quota và đánh thuế đối với phim nhập khẩu. Trích phần trăm giá vé phim ngoại chiếu rạp và phần trăm tiền quảng cáo phát sóng trong các giờ chiếu phim ngoại trên các đài truyền hình nộp vào Quỹ phát triển điện ảnh.
Đây là những chính sách đã được nhiều nước thực thi, VN chỉ là “học theo”, chẳng việc gì phải sợ sức ép nào mà không dám công khai bảo vệ điện ảnh nội địa.
Đồng tình với quan điểm của NSND Đặng Nhật Minh, bà Bích Hạnh (đại diện công ty BHD) nói: “Việc quy định các rạp chiếu phim Việt vào giờ đẹp (không phải một rạp mà tất cả các rạp trong cụm rạp) buộc các rạp sẽ phải hợp tác với các đơn vị sản xuất phim, thậm chí đầu tư cùng phía sản xuất để có những bộ phim nội chất lượng đáp ứng nhu cầu của người xem.
Riêng về vấn đề trích tiền từ nguồn thu quảng cáo để đầu tư cho điện ảnh, ông Huỳnh Văn Nam, giám đốc Đài TH TP.HCM, khiến các đại biểu của điện ảnh “tròn mắt” tiếc rẻ khi bật mí: “Lẽ ra, cần phải xây dựng Luật Nghe nhìn (bao gồm cả điện ảnh và truyền hình) thay cho Luật Điện ảnh. Sự kết hợp chặt chẽ giữa truyền hình và điện ảnh trong một bộ luật sẽ có tác dụng hơn rất nhiều so với điện ảnh đứng riêng rẽ trong một luật. Năm qua, Đài chúng tôi nộp cho cơ quan thuế hơn 60 tỷ đồng. Nếu Nhà nước có chế tài quy định bao nhiêu phần trăm của số tiền này phải đầu tư cho điện ảnh làm phim chất lượng cao… thì quá tốt và nhà đài cũng chẳng ảnh hưởng gì”.
Không chỉ ông Nam tỏ ý tiếc mà một số người của điện ảnh cũng tiếc… lẽ ra cần phải “cột chặt” điện ảnh với truyền hình. Chỉ khi thành người một nhà thì việc lấy tiền của đứa con giàu có giúp đỡ đứa con đang “nghèo” mới không phải viện thêm nhiều loại văn bản, giấy tờ quy định… mà chưa chắc đã có hiệu quả.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn hy vọng khi luật chưa được ban hành thì việc điều chỉnh một vài khoản “cột truyền hình” có trách nhiệm với điện ảnh vẫn còn kịp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận