Phóng to |
Ngạc nhiên chưa? Một người dân địa phương chui vào nền đường rỗng ruột qua lỗ thủng của bức tường rộng 0,6m x 1,2m, nơi tiếp giáp với hầm chui Văn Thánh 2 |
Phóng to | |
Nền đường dẫn mố M2 cầu Văn Thánh 2 bị lún, rỗng ruột sâu hơn 1m có thể làm sập mặt đường bất cứ lúc nào |
Phóng to | ||
Vỉa hè xung quanh khu vực cầu và hầm chui Văn Thánh 2 xuất hiện nhiều hầm hố rất dễ xảy ra xói mòn nền đường và không bảo đảm an toàn giao thông | Hàng chục bức tường dưới chân cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh bị tác động lún gây biến dạng, nứt vỡ từng mảng |
Đường dẫn vào cầu Nguyễn Hữu Cảnh sau thời gian dài Cienco 6 áp dụng biện pháp “hư đâu sửa đó”, chẳng hạn như bù lún đường dẫn vào cầu, nâng gờ lan can bị lún gây xô lệch. Đến nay Cienco 6 đã không đủ sức chạy theo để sửa chữa nên công trình này đang vô tư xuống cấp |
Công nghệ cầu đường thời nay!
Phóng to |
Kèo bêtông đỡ bức tường giáp hầm chui Văn Thánh 2 đã bị gãy, nguy cơ sập bất cứ lúc nào |
Trong một phỏng vấn báo chí hôm 15-10-2005, ông giám đốc cũng sử dụng luận cứ “khoa học kỹ thuật” này: “Trách nhiệm chính thuộc về đơn vị tư vấn thiết kế. Nhưng thật ra đơn vị này không phải cố ý hay thiếu trách nhiệm lớn mà trình độ của họ ở thời kỳ đó còn hạn chế”.
Là giám đốc Sở GTCC của TP.HCM, thành phố trung tâm khoa học kỹ thuật nhất nhì nước, ắt về mặt khoa học kỹ thuật cầu đường, tiếng nói của ông thừa đủ hàm lượng khoa học cầu đường. Nhất là khi con đường đó, cây cầu đó là sản phẩm tinh thần của một đại công ty, Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam, có tên nước ngoài là Tedi South, lại được Phân viện Khoa học công nghệ GTVT phía Nam (tức phân nửa tinh hoa khoa học cầu đường của Bộ Giao thông vận tải) giám định.
Hai “chùm sao” của khoa học cầu đường của bộ ấy vậy mà ông giám đốc Sở GTCC TP.HCM còn bảo là “do trình độ của họ ở thời kỳ đó còn hạn chế”, thì còn gì nữa mà thắc mắc! Chưa sụp đã là may rồi!
Chẳng lẽ nền khoa học cầu đường của xứ ta bết thật như thế sao? Không. Tháng mười hai năm ngoái, tiến sĩ Lê Nguyễn Minh Quang, tổng giám đốc Công ty Bachi Soletanche VN, trong một phỏng vấn cho biết ông ra trường năm 1989 và đã học kỹ thuật gia cố nền yếu từ lâu rồi. Chắc chắn sẽ còn cả trăm, cả ngàn kỹ sư giơ tay khẳng định khoa học cầu đường của ta không bết đến thế.
Quả thật, làm sao bết như thế được? Khu vực ven sông Sài Gòn này, thậm chí đến tận ngã tư Hàng Xanh (nay là vòng xoay) 55 năm trước còn là vùng đầm lầy, ao rau muống... Thế nhưng, ngay tại đó, vào thời điểm đó, xa lộ Biên Hòa đã chạy qua, cầu Sài Gòn cũng đã được bắc qua. Không lý khoa học cầu đường ở VN đi “giật lùi”.
Thế cho nên người dân buộc phải nghi hoặc cái “hàm lượng” khoa học kỹ thuật cầu đường của Sở GTCC TP.HCM, phân viện và công ty tư vấn kia. Làm sao có thể đưa đất nước tiến lên bằng khẩu hiệu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” khi một dự án cầu đường đơn giản như cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh lại được thực hiện “vất vả” đến như thế!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận