Thứ 6, ngày 19 tháng 8 năm 2022
Đồng bào Chăm làm gốm, trưng bày dọc Đường gốm Bàu Trúc
TTO - Đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện Đường gốm Bàu Trúc để giới thiệu nét độc đáo gốm Chăm đến các nhà khoa học quốc tế và du khách.

Nghệ nhân Chăm chế tác gốm nhào nặn bằng tay trên Đường gốm Bàu Trúc sáng 8-12 - Ảnh: MINH TRÂN
Sáng 8-12, trong khuôn khổ Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức, đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện Đường gốm Bàu Trúc tại làng nghề gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
Hàng ngàn sản phẩm gốm Chăm đủ loại, kể cả phù điêu, tượng thần, tháp Chăm thu nhỏ được trưng bày tại Đường gốm Bàu Trúc.

Sản phẩm gốm được đồng bào Chăm trưng bày - Ảnh: MINH TRÂN
Cũng tại Đường gốm Bàu Trúc, nhiều nghệ nhân là phụ nữ Chăm chế tác sản phẩm từ đất sét, qua bàn tay nhào nặn cho ra các sản phẩm gốm Chăm.
Du khách có dịp chứng kiến gốm Chăm được làm thủ công "Nắn bằng tay, không bàn xoay" điêu luyện và độc đáo. Tiếp đó là giai đoạn đốt nung sản phẩm lộ thiên.

Nghệ nhân chế tác gốm từ đất sét - Ảnh: MINH TRÂN
Nghệ nhân gốm Vạn Quang Phú Đoan, phó chủ nhiệm làng nghề gốm Bàu Trúc, cho biết làng gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm là một làng nghề truyền thống lâu đời, được xem là cổ nhất Đông Nam Á còn sót lại tại Ninh Thuận.

Và nhào nặn bằng tay, không dùng bàn xoay - Ảnh: MINH TRÂN
Nó có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm Ninh Thuận.
Ông Châu Thanh Hải, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Ninh Thuận, cho biết ngoài tổ chức Đường gốm Bàu Trúc vào sáng 8-12, chiều cùng ngày các sản phẩm gốm Chăm cũng được trưng bày, triển lãm tại Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm (TP Phan Rang-Tháp Chàm).

Sản phẩm gốm đang hình thành - Ảnh: MINH TRÂN
Việc trưng bày nhằm giới thiệu và mong được sự đồng tình ủng hộ từ bạn bè quốc tế trong việc xây dựng hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm" trình Tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Đề nghị ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch ban hành quyết định về công bố danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm Bàu Trúc, Ninh Thuận.
Ngày 5-10, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ quốc gia "Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm" đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
-
TTO - Cơ quan điều tra xác định, tháng 3-2016, Diệp Dũng đã tự ký công văn thông báo triển khai huy động vốn 2 đợt 10.000 tỉ đồng từ 10 cá nhân và 5 công ty nhằm đặt cọc cho thương vụ mua lại hệ thống bán lẻ Big C tại Việt Nam.
-
TTO - Trung Quốc khởi động phản ứng khẩn cấp sau lũ quét khiến 17 người chết; Đài Loan nói phát hiện tàu chiến Trung Quốc gần địa điểm thử tên lửa; Nổ lớn ở kho đạn tại Belgorod giáp giới Ukraine... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 19-8.
-
TTO - Chiều 18-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Quốc Anh - phó chủ tịch UBND tỉnh, tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của tỉnh Kiên Giang xử lý các điểm nóng tại đảo Phú Quốc - nói: Những vụ việc báo Tuổi Trẻ phản ánh vừa qua là đúng.
-
TTO - Do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi và không được trả lương, 41 người Việt Nam đang làm thuê tại casino ở Campuchia đã bàn bạc tháo chạy khỏi casino, bơi qua sông Bình Di về Việt Nam.
-
TTO - Bà Hằng khai nhận phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của Hoài Linh do Hoài Linh có mối quan hệ với ông Võ Hoàng Yên nhưng khi bà Hằng yêu cầu lên tiếng về hành vi lừa đảo của ông Yên thì Hoài Linh không lên tiếng.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận