26/09/2024 20:04 GMT+7

Đơn xin đặc xá: mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời

Các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá năm 2024 đang mong chờ ngày công bố quyết định chính thức. Còn với những người không đủ điều kiện, họ coi đây là động lực để tiếp tục phấn đấu, cải tạo.

Đơn xin đặc xá: mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 1.

Đỗ Trọng Nghĩa (phạm nhân tại Trại giam Ngọc Lý) đọc thư của con gái - Ảnh: HỒNG QUANG

Đỗ Trọng Nghĩa (45 tuổi) vẫn nhớ mùi hương của ngoại ô thành phố Bắc Giang cách đây hơn 10 năm.

"Đó là mùi của lúa, của đồng quê", anh nói. Khi đó, con đường từ Bắc Giang đi Hà Nội vẫn là tuyến quốc lộ nhỏ hẹp. 

Giờ đây, vùng đất ấy đã hình thành một tuyến cao tốc hoàn chỉnh, chạy qua những khu công nghiệp tỉ đô. Quanh đó là những khu dân cư đông đúc, sáng đèn suốt đêm ngày.

Hơn chục năm "chớp mắt" đó chính là sự vươn lên thần kỳ của quê hương Nghĩa. Cũng chừng ấy thời gian, anh phải trả giá trong trại giam vì lòng tham của mình.

"Lâu rồi con chưa gặp bố"

Không giấu giếm quá khứ, Nghĩa kể anh vốn là một quản lý phụ trách một cửa hàng xăng dầu lớn tại Bắc Giang. Nhưng cuối cùng, người đàn ông đã có vợ và ba con, lại phải sống cuộc đời phía sau song sắt.

Cơ quan điều tra xác định Đỗ Trọng Nghĩa tham ô hơn 1 tỉ đồng tiền bán xăng dầu mà không nộp về công ty. Với tội tham ô tài sản, Nghĩa bị Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 20 năm tù.

"Ngày tôi đi chấp hành án, con út mới hơn 5 tháng tuổi, nay cháu đã học lớp 6", Nghĩa kể, tay chỉ vào tấm ảnh anh luôn để dưới gối - tấm ảnh duy nhất chụp chung của vợ chồng anh cùng ba người con.

"Bố kính yêu!

Lâu rồi, con chưa được gặp bố, con nhớ bố lắm

Bố ơi! Con nhớ bố lắm

Dạo này bố có khỏe không?

Bố ở trong đó nhớ giữ gìn sức khỏe nha, sớm về với chúng con và gia đình ạ! Con yêu bố.

Chúng con yêu bố lắm".

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 2.

Bức thư con gái gửi Đỗ Trọng Nghĩa - Ảnh: HỒNG QUANG

"Hơn chục năm qua, tôi thấu hiểu sự tự do quý giá đến nhường nào", Nghĩa nhẹ giọng, bàn tay siết chặt khi đọc lại lá thư cô con gái gửi cách đây 2 năm. Nét chữ mộc mạc, cô bé 2 lần nhắc rằng "con nhớ bố lắm". Phía dưới cũng không quên vẽ lại "cả gia đình mình".

Dịp đặc xá năm nay, Đỗ Trọng Nghĩa chưa đủ điều kiện. Nhớ như in bản án của mình, anh nói "tôi không thể và không nên vội vã".

Những ngày đầu thụ án, không ít lần người đàn ông này nghĩ mình không còn cơ hội trở về. Nhưng được cán bộ quản giáo gần gũi, động viên và sự quan tâm của vợ con, Nghĩa đã vượt lên. 

Với sự chăm chỉ, chín chắn, anh được giao làm trưởng tiểu ban đời sống lao động trong tổ, đồng thời giúp cán bộ theo dõi, giám sát chế độ và lao động của các phạm nhân trong phân trại.

Ngoái nhìn những người đủ điều kiện đặc xá, Nghĩa tự nhủ đó là động lực để rồi một ngày, anh cũng sẽ là một trong số những người được ngồi học tại lớp tái hòa nhập cộng đồng.

Để phạm nhân "thấm" cái giá đã trả, sống một cuộc đời khác

7h sáng, trên những con đường rợp bóng cây, cán bộ quản giáo phân trại 3 (Trại giam Ngọc Lý, Bắc Giang) chia phạm nhân thành hai nhóm.

Một nhóm xuất trại đi lao động, làm các công việc sản xuất theo phân công.

Nhóm còn lại khoảng 30 người thì đi lên hội trường, bàn ghế đã được sắp xếp gọn gàng. Trên bục, cán bộ quản giáo đã đứng chờ. Trên tay anh không cầm giáo án hay tài liệu soạn sẵn.

"Hôm nay, các anh được tham gia lớp học tập tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân đủ điều kiện đặc xá năm 2024", trung tá Nguyễn Đăng Thông thông báo tới các phạm nhân, trước khi mở đầu bài giảng.

Hà Văn Cương là một trong số những học viên của lớp học hôm nay.

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 3.
Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 4.

Lớp học tập tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân đủ điều kiện đặc xá 2024 - Ảnh: HỒNG QUANG

Bốn năm trước, Cương (hiện 28 tuổi) vẫn còn là một tài xế ô tô, mưu sinh nuôi vợ và con gái ở quê nhà Tràng Định (Lạng Sơn).

Không giống những gì tính toán, dịch COVID-19 khiến anh nhanh chóng chứng kiến cơn ác mộng. "Không có khách đi xe, tôi mất việc. Những chi phí trong cuộc sống gia đình như trói chặt tôi mỗi sáng tỉnh dậy", anh nói với Tuổi Trẻ Online.

Theo nhóm người cùng làng tham gia đường dây đưa người vượt biên, Cương rời gia đình lên khu vực giáp cửa khẩu. Thù lao thu được là 200.000 đồng/người. Phi vụ chưa thành, anh bị bắt giữ. Tòa tuyên án 7 năm tù về hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

Ở tuổi 24, nam thanh niên chưa tiền án tiền sự cảm thấy "sốc" vì "không nghĩ việc làm của mình lại có mức án lâu như vậy". Bước vào song sắt, anh nói như có gì đó nghẹn lại, phần vì cảm giác bị giam cầm, phần vì thương vợ, nhớ cô con gái chưa đầy 2 tuổi.

"Tôi thấy cay đắng mỗi khi nhìn về chân trời, tưởng tượng về ánh đèn sáng rực vẫn sáng ở phía xa, còn tôi thì trở về với bóng tối buồng giam", anh nói.

Cương bắt đầu chấp hành án phạt tù năm 2020. "Đó là cái giá phải trả khi thiếu nhận thức pháp luật. Tôi không đổ lỗi cho hoàn cảnh", nam thanh niên 28 tuổi nói khi được hỏi về bản án của mình.

Ngày nhận tin đủ điều kiện đặc xá, Cương đặt bút viết vào lá đơn. Mỗi nét chữ là một lần anh thắp lên hy vọng được trở về làm lại cuộc đời.

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 5.

Hà Văn Cương rớm nước mắt khi nói về vợ con - Ảnh: HỒNG QUANG

Từ ngày đơn được nộp, Cương thao thức đến mất ngủ. Viễn cảnh về ngày ra trại hiện về mỗi đêm. Tiếng gọi râm ran của con, tiếng của người thân thăm hỏi, tiếng rộn ràng của đường sá ngoài kia dường như là một thế giới rất xa, rất khác so với không gian yên ắng nơi này, dù chỉ cách nhau đúng một bức tường trại giam.

"Tôi đã nghĩ nếu lần này có tên trong quyết định chính thức được đặc xá, đó là dấu mốc lớn nhất để tôi viết tiếp những dự định còn dang dở. Còn không, đây cũng là động lực để phấn đấu cải tạo tiếp", nam thanh niên trầm ngâm rồi tiếp lời.

Buổi học tái hòa nhập cộng đồng kết thúc lúc giữa trưa. Trung tá Nguyễn Đăng Thông cho phạm nhân xếp thành hàng để trở về buồng giam.

Trong hàng người ấy, có những thanh niên tuổi ngoài đôi mươi, có người tóc đã bạc trắng hay cả những người đã đi không vững, phải ngồi xe lăn. Bên trong tấm áo tù là những con người mang nhiều số phận, thế nhưng họ đều gặp nhau trên con đường hướng thiện.

Khi phạm nhân cuối cùng bước ra, "người thầy không giáo án" nói bài giảng quan trọng nhất là từ cái tâm của mình, nhắc nhở sao cho những người phía dưới thấm thía cái giá họ đã trả, để rồi "sống một cuộc đời khác".

Một số hình ảnh Trại giam Ngọc Lý trước ngày công bố quyết định đặc xá 2024:

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 6.
Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 7.
Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 8.
Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 9.

Với nhiều phạm nhân, viết vào lá đơn xin đặc xá là một lần thắp lên hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh: HỒNG QUANG

Đơn xin đặc xá: mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 11.

Các phạm nhân cùng tổ sẽ bỏ phiếu biểu quyết đồng ý hoặc không đối với phạm nhân đủ điều kiện đặc xá - Ảnh: HỒNG QUANG

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 11.

Cán bộ trại giam sau đó sẽ kiểm soát các hồ sơ đặc xá trước khi tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền - Ảnh: HỒNG QUANG

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 12.
Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 13.

Phạm nhân đủ điều kiện đặc xá cũng được lấy thông tin để làm căn cước ngay trong trại giam - Ảnh: HỒNG QUANG

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 14.
Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 15.

Phạm nhân được cán bộ trại giam dạy nghề và tổ chức lao động - Ảnh: HỒNG QUANG

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 16.

Nhóm phạm nhân vị thành niên có khu giam riêng và công việc cũng có phần nhẹ nhàng hơn - Ảnh: HỒNG QUANG

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 17.

Khu vực liên lạc về nhà của phạm nhân - Ảnh: HỒNG QUANG

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 18.
Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 19.

Phía sau song sắt, nhiều phạm nhân luôn khát khao được làm lại cuộc đời - Ảnh: HỒNG QUANG

Đơn xin đặc xá - mỗi dòng chữ là một hy vọng được làm lại cuộc đời - Ảnh 20.Bảo đảm đặc xá đúng đối tượng, không để xảy ra tiêu cực, sai sót

Ngày 7-8, Phó thủ tướng Lê Thành Long ký ban hành công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2024.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên