23/11/2018 15:33 GMT+7

Đón 26 tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu tại triển lãm Ấn tượng hoàng hôn

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Sự kiện Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM sẽ trưng bày loạt tranh của họa sĩ Lê Thị Lựu đã gây xôn xao, bởi trước đây công chúng Việt Nam hầu như chưa được tận mắt ngắm các tác phẩm của nữ danh họa.

Đón 26 tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu tại triển lãm Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 1.

Sơn nữ - tranh lụa của họa sĩ Lê Thị Lựu, 1980-1982

Cùng với các họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Thị Lựu đã đặt nền móng cho tranh lụa Việt Nam. Ảnh hưởng của bà với tranh lụa rất lớn, đến mức đôi khi sự ảnh hưởng đó đã trở thành chiếc “bóng đè” cho thế hệ họa sĩ đi sau như chúng tôi trong hàng chục năm qua về cả kỹ thuật lẫn nội dung sáng tác

Họa sĩ tranh lụa Bùi Tiến TuấnĐây cũng là lần đầu tiên nền mỹ thuật Việt Nam nhận được loạt tranh hiến tặng đồ sộ và quý giá.

26 bức tranh của danh họa Lê Thị Lựu (1911-1988) cùng những tư liệu về cuộc đời bà sẽ được trưng bày từ ngày 23-11, trong triển lãm mang tên Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn.

Bộ sưu tập này được gia đình bà Lê Thị Lựu có ý định hiến tặng cho Việt Nam từ năm 1994, nhưng 24 năm sau, những tác phẩm ấy mới đến với công chúng trong nước.

Hơn hai thập kỷ đưa tranh về nước

Nhà phê bình văn học Thụy Khuê, bạn lâu năm của họa sĩ Lê Thị Lựu và cũng là người trao tặng bộ sưu tập trên cho bảo tàng, cho biết ý muốn vận động đưa tranh của các họa sĩ tài danh ở Pháp về lại Việt Nam đã nung nấu trong bà từ năm 1990.

"Năm đó, tôi thuyết phục được họa sĩ Lê Phổ hiến tặng 20 bức tranh của ông cho Việt Nam nhưng không có cơ quan nào liên hệ với chúng tôi để nhận tranh nên rồi mọi việc rơi vào quên lãng.

Đến khi tôi thuyết phục ông Ngô Thế Tân, chồng họa sĩ Lê Thị Lựu, thì bị ông gạt đi vì năm 1975 bà Lựu cũng từng tặng tranh cho Việt Nam nhưng giờ bức tranh bị thất lạc nơi nào không rõ. Phải đến năm 1994, ông Tân mới đồng ý gửi tôi loạt tranh trên để trao tặng giới mỹ thuật Việt Nam" - nhà phê bình Thụy Khuê chia sẻ.

Theo bà Thụy Khuê, lúc gửi tranh cho bà, ông Ngô Thế Tân còn cẩn thận căn dặn bà chỉ đưa tranh về nước khi thị trường mỹ thuật Việt Nam đã vắng bóng những cuộc ồn ào tranh giả, tranh thật.

Cũng vì lẽ đó, nhà phê bình Thụy Khuê và chồng bà, ông Lê Tất Luyện, từng nhiều lần về Việt Nam khảo sát các bảo tàng để "chọn mặt gửi vàng" những tác phẩm của cố danh họa Lê Thị Lựu. "Mặc dù Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM còn đơn sơ nhưng tôi cho rằng nơi đây vẫn đủ điều kiện để treo bộ sưu tập và trong suốt quá trình làm việc, họ luôn tỏ rõ thành ý muốn đưa bộ sưu tập về với công chúng nước nhà" - bà nói thêm.

Ông Trịnh Xuân Yên - phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - cho biết trong số 26 bức tranh bảo tàng nhận được, có nhiều bức đã được sáng tác cách đây hơn 60 năm nhưng vẫn ở trong tình trạng được bảo quản rất tốt, được để trong phòng tối với nhiệt độ vừa phải và có lớp giấy chống axit lót trên bề mặt tranh.

"Qua việc gìn giữ những bức tranh cẩn thận như vậy và trao tặng lại bảo tàng, chúng tôi cho rằng bà Thụy Khuê và ông Lê Tất Luyện có lòng tự tôn dân tộc rất lớn. Họ mong muốn được thấy tác phẩm của danh họa Việt Nam được trưng bày trong nước, thay vì bị "chảy máu" và lưu lạc ở nước ngoài như nhiều năm nay" - ông Trịnh Xuân Yên nhận định.

Đón 26 tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu tại triển lãm Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 3.

Tuổi xanh - sơn dầu của họa sĩ Lê Thị Lựu, 1980

"Sẽ tiếp tục vận động đưa tranh của danh họa về Việt Nam"

Đó là khẳng định của ông Trịnh Xuân Yên khi nói về định hướng của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM trong công tác sưu tập tranh.

Ông cho rằng hầu hết những danh họa Việt Nam sống ở Pháp, xuất phát từ Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đều có mong muốn mang tác phẩm của mình về cho quê hương để lưu giữ những giá trị nghệ thuật họ đã cống hiến cả cuộc đời.

Thế nhưng, đến nay nhiều bức tranh vẫn chưa có cơ hội trở về Việt Nam do các bảo tàng chưa nắm bắt thông tin về việc hiến tặng, hoặc có nắm bắt nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác. Bên cạnh đó, để gia đình các họa sĩ, nhà sưu tập tặng tranh, các bảo tàng cũng phải chứng minh năng lực của mình qua những chương trình cụ thể.

"Riêng bộ sưu tập các tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu lần này sẽ được triển lãm trong 1 tháng, sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục trưng bày ở một khu vực riêng từ 4 đến 5 năm. Song song với hoạt động triển lãm, trong tháng 11 này, bảo tàng sẽ tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề về cuộc đời họa sĩ Lê Thị Lựu và dự kiến ra mắt sách Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn" - ông Yên nói.

Gần đây, một số tác phẩm của danh họa Lê Phổ, Nam Sơn, Vũ Cao Đàm đã được các nhà sưu tập gốc Việt tìm mua để đưa về nước. Bên cạnh những tin vui ấy, triển lãm tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu ở Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM càng làm công chúng mong chờ sự "thay da đổi thịt" của nghệ thuật trong nước, đồng thời là một thách thức cho các bảo tàng ở Việt Nam trong hành trình sưu tập tranh và bảo quản những tác phẩm giá trị.

Đón 26 tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu tại triển lãm Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 4.

Tác phẩm Thiếu nữ tắm hồ sen, tranh lụa, khoảng 1971 - 1972.

Đón 26 tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu tại triển lãm Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 5.

Tác phẩm Dông tố, tranh lụa, khoảng 1980.

Đón 26 tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu tại triển lãm Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 6.

Tác phẩm Chân dung Lê Tất Luyện, sơn dầu, 1978

Đón 26 tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu tại triển lãm Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 7.

Tác phẩm Mẹ địu con, tranh lụa, khoảng 1965 - 1970.

Nét đẹp hồn hậu của người phụ nữ

lê thị lựu

Ông Trịnh Xuân Yên và bà Thụy Khuê duyệt các tác phẩm được in trong sách Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh: M.THỤY

Tháng 6-2018, tại Paris, bà Thụy Khuê và ông Lê Tất Luyện đã trao bảo tàng 18 bức tranh chất liệu lụa, sơn dầu. Bốn tháng sau, hai ông bà quyết định hiến tặng thêm 8 tác phẩm. Bên cạnh đó, bà Thụy Khuê cũng tặng 1 tác phẩm do ông Ngô Thế Tân sáng tác và nhiều tư liệu hình ảnh, bản thảo thơ, bút tích của cố danh họa Lê Thị Lựu.

Trong dịp này, công chúng có thể thưởng thức nhiều tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp đặc tả nét đẹp hồn hậu của người phụ nữ trong tranh Lê Thị Lựu như: Ba mẹ con góa phụ, Nhị Kiều, Mẹ địu con, Dông tố, Thiếu nữ khăn vàng, Nửa chừng xuân, Tuổi xanh, Thiếu nữ trong hoa, Thiếu nữ tắm hồ sen, Thiếu nữ gảy đàn tì bà. Đặc biệt, trong số các tác phẩm được trưng bày sẽ có loạt tranh của họa sĩ Lê Thị Lựu với chủ đề người phụ nữ vùng cao: Sơn nữ địu em, Sơn nữ... Theo bà Nguyễn Kim Phiến - phó giám đốc nghiệp vụ Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, đây là các tác phẩm đã gợi cảm hứng cho nhiều bản tình khúc về người sơn nữ.

Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối

TTO - Thêm 9 bức tranh quý trong bộ sưu tập của gia đình họa sĩ Lê Thị Lựu đã được đưa từ Pháp về Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vào ngày 30-10, khiến giới hội họa trong nước và công chúng đang nhen nhóm hi vọng vào xu hướng tranh quý hồi hương.

MAI THỤY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên