01/09/2005 15:49 GMT+7

Đổi mới - phim chính luận có sức thu hút

Theo Lao động
Theo Lao động

“Đổi mới" của Hãng phim Tài liệu khoa học trung ương là bộ phim tài liệu nhựa sẽ chiếu vào dịp 2-9 năm nay, mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Thành lập nước. Chỉ vẻn vẹn 30 phút, nhưng bộ phim đã đề cập đến những thành tựu chủ yếu trong công cuộc đổi mới của đất nước.

mPdYIsZj.jpgPhóng to

Đoàn làm phim "Đổi mới" đang thực hiện một cảnh quay tại Đắc Lắc

“Đổi mới" của Hãng phim Tài liệu khoa học trung ương là bộ phim tài liệu nhựa sẽ chiếu vào dịp 2-9 năm nay, mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Thành lập nước. Chỉ vẻn vẹn 30 phút, nhưng bộ phim đã đề cập đến những thành tựu chủ yếu trong công cuộc đổi mới của đất nước.

Quyết định chọn góc nhìn từ phía người dân để nghĩ về công cuộc đổi mới, những người làm phim đã tiến hành ghi hình phỏng vấn hơn 30 người dân ở nhiều địa bàn từ Hà Nội, Hải Phòng đến Thái Bình, Đà Nẵng...

Trong phim, hình ảnh cây cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, có thể coi là thành quả đầu tiên của công cuộc đổi mới, với ý nghĩa là cây cầu chủ lực giải quyết vấn đề giao thông vận tải của thủ đô. So sánh với thời gian xây dựng cầu chỉ mất 3 năm trong khi làm cầu Thăng Long mất 10 năm thì đây chính là bài học về tự lực tự cường trong bối cảnh quốc tế phức tạp, viện trợ nước ngoài giảm dần...

Hơn thế, những cây cầu như biểu tượng cho sức sống VN nối liền quá khứ và tương lai. Những thành tựu của đổi mới, như công trình xây dựng đường dây tải điện 500 KV, Khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất... đã góp phần khẳng định: Công cuộc đổi mới xây dựng cơ sở vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

"Đổi mới" có ba phần, phần 1 đặt vấn đề: Vì sao phải đổi mới, phần 2 là những thành tựu đổi mới và phần 3 là dân chủ và cải cách hành chính.

Không mang tính ca ngợi một chiều, phim cũng nói lên những vấp váp, lệch lạc khó tránh khỏi trong quá trình đổi mới, nhưng chúng ta luôn biết tự nhìn lại mình, để vươn lên hoà nhịp cùng thời đại.

Nhà biên kịch Đào Thanh Tùng - tác giả viết kịch bản cũng là lời bình cho phim tâm sự. "20 năm đổi mới, câu hỏi đặt ra: Chúng ta là ai và đang ở đâu trong kỷ nguyên tri thức? Đổi mới tư duy chính trị, tư duy kinh tế đã khai thông các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam không còn là người lữ hành cô độc trong thế giới hiện đại. Một quá khứ đã khép lại để cùng nhau đối thoại và hợp tác bình đẳng".

Theo Lao động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên