12/10/2022 17:00 GMT+7

Doanh nghiệp Việt đầu tư phát triển công nghệ pin mới

S.D
S.D

Sau bước chuyển đổi từ một công ty hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng sang công ty chế biến vật liệu công nghệ cao, Masan High-Tech Materials (công ty thành viên của Tập đoàn Masan) tiếp tục thực hiện bước chuyển thứ hai.

Đó là tập trung vào nghiên cứu và phát triển những sản phẩm có tính ứng dụng cao để hướng đến việc trở thành doanh nghiệp công nghệ tiêu dùng toàn cầu.

Khởi đầu từ dự án pin vonfram

Pin hiện nay được coi là thành phần xuất hiện nhiều nhất trong các thiết bị công nghệ tiêu dùng hiện nay, từ điện thoại di động, máy tính xách tay cho đến phương tiện di chuyển như xe máy điện, ô tô điện. 

Dù vậy, ngành pin thế giới vẫn đang gặp không ít thách thức, mà điển hình nhất là làm thế nào để viên pin có thể cung cấp năng lượng lâu hơn, sạc đầy trong thời gian nhanh hơn bên cạnh việc an toàn và có tuổi thọ lâu hơn.

Doanh nghiệp Việt đầu tư phát triển công nghệ pin mới - Ảnh 1.

Với tuổi thọ lâu thì chi phí tới người dùng cuối sẽ giảm.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những thách thức này có thể giải quyết bằng việc sử dụng vật liệu tiên tiến Vonfram trong pin.

Nếu thành công, pin công nghệ mới chỉ cần chưa đến 5 phút để sạc được 90%, cung cấp năng lượng lớn gấp 10 lần và có tuổi thọ tốt hơn 10 lần.

Doanh nghiệp Việt đầu tư phát triển công nghệ pin mới - Ảnh 2.

Các sản phẩm Vonfram chế biến sâu của Masan High-Tech Materials.

Là công ty chế tạo pin ứng dụng Vonfram giàu tiềm năng thương mại hóa trong thời gian tới, công ty Nyobolt chuyên cung cấp giải pháp pin Lithium-ion sạc nhanh, có trụ sở tại Anh vừa được rót 52 triệu Euro vào tháng 7-2022.

Người rót vốn là H.C. Starck Tungsten Powders (HCS) - công ty có trụ sở tại Đức với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tái chế Vonfram. Và ông chủ thực sự của HCS không phải ai xa lạ mà chính là Masan High-Tech Materials (MHT).

Doanh nghiệp Việt đầu tư phát triển công nghệ pin mới - Ảnh 3.

HCS ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư với NyoBolt.

Cú bắt tay này là bước chuyển mình tiếp theo của MHT trong tham vọng vượt qua khuôn khổ của một nhà cung cấp vật liệu công nghệ cao toàn cầu, để trở thành nhà sản xuất các sản phẩm tiêu dùng công nghệ cao, trong đó có pin Vonfram.

Doanh nghiệp Việt đầu tư phát triển công nghệ pin mới - Ảnh 4.

Công nghệ tái chế tại H.C. Starck.

Như vậy, HCS có thể thông qua những sản phẩm, phát kiến mới như pin của Nyobolt tiếp cận tới người dùng cuối, là những khách hàng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ công nghệ vật liệu.

Chuỗi giá trị tạo lợi ích cho cộng đồng

Có thể thấy, MHT đang có sự đầu tư mở rộng hoạt động, tạo ra một chiến lược hợp nhất theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Một mặt, MHT đầu tư cho các công ty đưa ra sản phẩm thương mại hóa sử dụng các vật liệu công nghệ cao của mình, đáp ứng trực tiếp cho người dùng cuối như pin của Nyobolt.

Mặt khác, các hoạt động khai thác khoáng sản, chế biến thành vật liệu công nghệ với độ tinh khiết cao, tái chế nguyên liệu vẫn được dự báo phát triển mạnh.

Việc mở rộng từ hoạt động khai thác sang đầu tư vào công nghệ có tác động trực tiếp đến người dùng cuối, đánh dấu việc tiến sâu vào lĩnh vực tiêu dùng của Masan High -Tech Materials.

Doanh nghiệp Việt đầu tư phát triển công nghệ pin mới - Ảnh 5.

Tổ hợp nhà máy chế biến của Masan High-Tech Materials tại Đức.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của MHT, ông Craig Richard Bradshaw, Tổng Giám đốc MHT cho biết: "Thay vì chỉ cung cấp vật liệu để sản xuất điện thoại thông minh, ô tô, máy bay hay tàu ngầm, chúng tôi đầu tư nghiên cứu và phát triển để một ngày nào đó chúng tôi sẽ tạo ra sản phẩm tiêu dùng thực tiễn cho các ngành công nghiệp trọng yếu này".

S.D
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên