Hình ảnh có thể trông thấy từ dải ngân hà rất nhỏ mà chớp sóng vô tuyến có ký hiệu FRB121102 phát ra từ đó - Ảnh: CNN |
Theo đài CNN, gần một thập kỷ sau khi chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Burst - FRB) đầu tiên được phát hiện, rốt cuộc một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã định vị được nguồn gốc của một tín hiệu sóng như vậy từ một dải ngân hà nhỏ thuộc chòm sao hình ngũ giác Auriga.
Thoạt đầu các nhà khoa học cho rằng loại tín hiệu FRB bí ẩn này - những chớp sóng vô tuyến rời rạc - bắt nguồn từ bên trong chính dải ngân hà quen thuộc với chúng ta. Nhưng báo cáo khoa học mới nhất đăng tải trên tạp chí Nature khẳng định tín hiệu đó phát ra từ một hành tinh rất nhỏ, chỉ bằng 1% so với dải ngân hà.
Nhà nghiên cứu Shami Chatterjee của Đại học Cornell nhận xét: "Những FRB này chắc chắn phải có một lượng năng lượng khổng lồ thì người ta mới có thể thấy được chúng ở khoảng cách tới hơn 3 tỉ năm ánh sáng".
Các FRB được phát hiện lần đầu năm 2007 và kể từ đó tới nay, các nhà khoa học đổ rất nhiều công sức để xác minh nguồn gốc cũng như nguyên nhân của nó. Hiện tại giới khoa học đã ghi nhận 18 chớp sóng vô tuyến như vậy.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại đại học McGill, tất cả các trường hợp FRB này đều do kính viễn vọng dò tìm ra, và không thể truy nguyên được nguồn gốc để định vị chính xác nơi phát ra những tín hiệu đó.
Năm 2012 các nhà khoa học tại đại học Cornell đã phát hiện ra một tín hiệu FRB chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian chớp mắt có ký hiệu FRB121102. Chớp sóng này thi thoảng có lặp lại.
Sau hơn 50 giờ nghiên cứu bầu trời để định vị tín hiệu, may mắn là các nhà khoa học đã có thể dò ra nguồn gốc của nó.
Sau khi phát hiện được nguồn gốc của một FRB, giới khoa học rốt cuộc đã tiến rất gần tới việc giải thích nguyên nhân nào đã tạo ra những tín hiệu dị thường này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận