Kết luận này của viện Goldsmiths thuộc Đại học London (Anh) đã khẳng định quan điểm dinh dưỡng của trẻ có tác động lâu dài tới sự phát triển IQ đến tuổi trưởng thành.
Cuộc khảo sát của viện Goldsmiths với sự tham gia của 4.000 trẻ em Scotland từ 3 - 5 tuổi cho thấy, những gia đình có điều kiện kinh tế ổn định cũng như địa vị xã hội nhất định thường chuẩn bị cho trẻ nhỏ những bữa ăn với nguyên liệu “tươi sống”, tác động tích cực đến sự phát triển IQ.
Trong khi đó, những gia đình kinh tế khó khăn và địa vị xã hội thấp có xu hướng cho con cái dùng nhiều fast food, dẫn tới tình trạng IQ chậm phát triển.
Với nhận định sự khác biệt trong các bữa ăn của trẻ cũng là một vấn đề xã hội, chuyên gia Sophie von Stumm tại viện Goldsmiths hy vọng kết quả khảo sát trên sẽ góp phần thúc đẩy các chiến dịch giảm fast food cho trẻ em trên toàn nước Anh.
Trước đây đã có một số cuộc khảo sát về sự liên quan giữa chế độ ăn uống của trẻ nhỏ với sự phát triển trí thông minh và khả năng nhận thức khi đến tuổi trưởng thành. Cuộc khảo sát của Đại học Adelaide (Australia) hồi tháng 8 vừa qua chỉ ra rằng, một chế độ ăn lành mạnh có thể làm tăng IQ và một chế độ ăn nhiều đồ uống có ga và đồ ngọt sẽ làm trẻ “kém thông minh” khi lớn lên.
Trước đó, một cuộc khảo sát tại Mỹ năm 2010 cũng khẳng định, trẻ nhỏ trước 3 tuổi ăn nhiều pizza, khoai tây chiên và bánh kẹo có thể có IQ thấp hơn những trẻ cùng độ tuổi ăn nhiều rau quả tươi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận