15/12/2010 13:14 GMT+7

Điện mặt trời thắp sáng bản làng vùng biên

Thông tin dịch vụ
Thông tin dịch vụ

Thông tin dịch vụ - Mùa xuân này bản cao 61 không chỉ vui với nồi cơm gạo mới mà còn với ánh điện soi sáng vùng biên. Đây là địa bàn núi cao giáp ranh biên giới Việt Nam - Lào của đồng bào dân tộc ít người Ma Coong, chưa có điện lưới quốc gia và đặc biệt khó khăn.

Dự án điện mặt trời vừa được khánh thành hứa hẹn mang tới những thay đổi to lớn trong đời sống, kinh tế và các hoạt động văn hóa xã hội cho người dân nơi đây.

Dự án được tài trợ bởi chính quyền tỉnh Quảng Bình, Quỹ GDF Suez và Quỹ Schneider Electric Foundation, Công ty Schneider Electric Việt Nam và được triển khai bởi đội ngũ nhân viên Schneider Electric Việt Nam.

Khởi công từ tháng 3-2010, sau sáu tháng xây dựng, trạm điện năng lượng Mặt trời vừa được khánh thành có công suất 11 kW điện và 11 kW nhiệt, cung cấp điện cả ngày lẫn đêm cho 150 người dân, 100 chiến sĩ của doanh trại bộ đội biên phòng đóng quân tại địa phương và 10 cán bộ hải quan trú tại địa bàn bản 61 thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

pyCNsusx.jpg

Trong tương lai, hệ thống này có thể kết nối với lưới điện quốc gia. Đây là dự án thí điểm được tiến hành vì mục đích phi lợi nhuận. Trong tương lai gần, mô hình này sẽ được Schneider Electric dự kiến nhân rộng đến các địa phương khác dưới hình thức vốn vay ưu đãi từ các nguồn quỹ quốc tế.

Trước khi bắt tay vào xây dựng, các chuyên gia của Schneider Electric Việt Nam đã tiến hành khảo sát về điều kiện khí hậu, số giờ nắng trong năm. Các số liệu này sẽ quyết định thiết phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Với hơn 300 ngày nắng trong một năm, điều kiện tự nhiên tại bản 61 rất phù hợp để mang lại nguồn điện ổn định.

Cùng với đó, công nghệ điện mặt trời không đòi hỏi quy trình bảo dưỡng, thay thế phức tạp và nguồn năng lượng hóa thạch nên rất tiện dụng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Nguồn điện liên tục 24/7 không chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt mà còn đảm bảo phục vụ sản xuất dựa trên nhu cầu của người dân và các cơ quan trên địa bàn.

mUA6UQpO.jpg

“Lựa chọn bản 61, một đơn vị hành chính đặc biệt khó khăn, hiện vẫn được bao cấp hoàn toàn để thực hiện dự án đầu tiên, chúng tôi mong muốn đến với những người dân ở nơi khó khăn nhất. Hi vọng dự án sẽ mang lại cho người dân ở đây có cơ hội hòa nhịp với dòng chảy kinh tế, văn hóa và xã hội của cả nước.

Bây giờ người lớn và trẻ nhỏ sau một ngày trở về từ nương rẫy sẽ có điều kiện tiếp tục sinh hoạt, học tập. Đây không chỉ là một điều kiện cơ bản của đời sống văn minh mà còn mang lại nhiều thay đổi cơ bản trong đời sống người dân" - ông Olivier Jacquet, giám đốc Schneider Electric Việt Nam, cho biết.

Dự án này là một phần của chương trình Bip-Bop, một hành động vì cộng đồng của Schneider Electric nhằm mang lại nguồn năng lượng xanh, sạch, an toàn và bền vững tới 1,6 tỉ người có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trên toàn thế giới; đồng thời góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Thông tin dịch vụ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên