Các chuyên gia của TCAM và TS. Cấn Văn Lực thảo luận về bức tranh kinh tế vĩ mô và tiềm năng đầu tư trong giai đoạn sắp tới
Kinh tế vĩ mô phục hồi tốt, nhiều điểm sáng cho nhà đầu tư
Khái quát về bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính, cho biết gần đây, khi tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, họ đánh giá cao triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam. So với trước đại dịch, GDP Việt Nam đã tăng khoảng 15%.
"Năm 2023, cả thế giới gặp khó, Việt Nam tăng trưởng khoảng 5%. Năm nay, thế giới đi ngang với 2,6%, còn Việt Nam đang phục hồi tích cực ở mức 6,45% trong nửa đầu năm" - TS. Cấn Văn Lực cho biết.
Vị chuyên gia nhận định thời điểm này là cơ hội đầu tư rất khả quan, cả trong nước và quốc tế: "So với thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất non trẻ và tiềm năng phát triển còn rất lớn. Chúng ta mới đi được 24 năm, trong khi thế giới đã có 80 - 100 năm. Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán năm 2023 chỉ 60% GDP, nếu tính cả thị trường trái phiếu mới đạt 90% GDP. Hiện tại, tài khoản nhà đầu tư là 8 triệu, chiếm chỉ 8% dân số, trong khi Trung Quốc chiếm 25-30%, Mỹ là 50%".
TS. Cấn Văn Lực nhận định về thị trường chứng khoán, cơ hội đầu tư trong nước và quốc tế
"Điểm thăng hoa của thị trường chứng khoán là cuối 2024"
Trước tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại, ông Nguyễn Đông Hải - thành viên HĐTV kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH Quản lý Quỹ Thành Công (TCAM) - đã đưa ra nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
"Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nhưng tăng trưởng rất nhanh. Lý do tham gia chứng khoán có nhiều lợi thế hơn các tài sản khác là vì chỉ cần 30 giây là đã hoàn tất một giao dịch. Yếu tố thứ 2 là lợi thế về vốn. Nếu vàng hay bất động sản đều yêu cầu vốn lớn, thì chứng khoán thì chỉ cần 500 ngàn đồng cũng đầu tư được. Vì thế thị trường này rất dễ tiếp cận đại chúng", ông Hải phân tích.
Theo phân tích của lãnh đạo TCAM, thị trường chứng khoán có tính chu kỳ, 4 năm/chu kỳ và đều liên quan đến các sự kiện trên thế giới. Trong chu kỳ 2017 - 2020, VN-Index tạo đỉnh vào năm 2018 với mốc 1.500 điểm, sau đó giảm sâu về 600 điểm. Chu kỳ 2020 - 2024 đã qua kỳ giảm vào năm 2022 với VN-Index về gần 800 điểm. Vì vậy, năm 2023-2024 thị trường có thể lên quanh mốc 1.250 điểm.
Ông Nguyễn Đông Hải dự báo điểm thăng hoa của thị trường chứng khoán
Về tình hình thị trường 6 tháng cuối năm, ông Hải nhận định: "Tôi dự báo điểm thăng hoa của thị trường chứng khoán sẽ rơi vào cuối 2024, đầu 2025. Bởi thế giới đang vào chu kỳ hạ, giảm lãi suất, ECB đã giảm, "phát súng" thứ 2 vào cuối năm khi FED tiếp tục giảm lãi suất. Điều này sẽ dẫn dắt dòng tiền giá rẻ quay lại thị trường chứng khoán. Với bức tranh vĩ mô sáng, đây sẽ là chân con sóng thăng hoa của thị trường chứng khoán".
Xu hướng đầu tư thông qua công ty quản lý quỹ
Ông Võ Trung Cương - giám đốc Quản lý Quỹ - cho biết trên thế giới, nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư thông qua các quỹ. Hiện giá trị tài sản quản lý quỹ mở trên toàn thế giới là hơn 60.000 tỉ USD.
Xét riêng ở thị trường Việt Nam, số lượng người tiếp cận với thị trường chứng khoán mới 8%, với quỹ chỉ có 250 - 300 nghìn người. Việt Nam trong đang trong giai đoạn đang phát triển nên sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Vì vậy, dư địa của ngành quản lý quỹ nói chung và quỹ mở nói riêng ở nước ta còn rất lớn.
Ông Võ Trung Cương chia sẻ các thông tin chung về Quỹ mở TCGF
Ông Cương cho biết TCGF là sản phẩm quỹ mở, duy trì chiến lược đầu tư vào cổ phiếu của những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng, doanh nghiệp đầu ngành của nền kinh tế. Quỹ TCGF sẽ là kênh giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, thỏa mãn điều kiện: lợi nhuận ổn định, thanh khoản cao, quản lý bài bản bởi chuyên gia.
"Với danh mục ủy thác gia tăng liên tục, kết quả đạt được trung bình 20-25%/năm trong thời gian qua, nên khả năng sinh lợi của TCGF mang đến cho nhà đầu tư mỗi năm ít nhất là 15%" - ông Võ Trung Cương khẳng định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận