Hội thảo do Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức ngày 3-10.
“Cần điều chỉnh các khoản thu từ phí và lệ phí bằng đạo luật do Quốc hội quyết định. Như vậy mới có thể loại bỏ hiện tượng loạn phí, lệ phí hiện nay của các địa phương, bộ, ngành” - phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Vân, trưởng khoa luật thương mại Đại học Luật TP.HCM, nói.
Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy cho rằng nếu không giao Quốc hội quyết định phí và lệ phí thì vấn đề quản lý nguồn thu sẽ không thống nhất.
Chính phủ là cơ quan hành pháp, là cơ quan đề xuất dự toán ngân sách nhà nước đầu tiên trên cơ sở phát triển kinh tế. Để có tiền cho các hoạt động điều hành, phát triển kinh tế - xã hội, có thể Chính phủ sẽ có xu hướng tăng phí, do đó rất dễ dẫn tới “loạn phí, lệ phí”.
Theo pháp lệnh phí và lệ phí được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2001, danh mục phí gồm 73 loại, danh mục lệ phí gồm 43 loại. Trên cơ sở đó, danh mục các loại phí và lệ phí được Chính phủ quy định chi tiết gồm 301 khoản phí và lệ phí (171 khoản phí và 130 khoản lệ phí).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận