* Nhật Bản viện trợ 1,7 tỉ đồng cho Nhà hát Tuổi Trẻ
Sáp nhập hai nhà hát kịch để tránh... xã hội hóa?Xã hội hóa sân khấu chưa định hình
NSND Hồng Vân - phụ trách sân khấu kịch Hồng Vân, đồng thời là phó chủ tịch Hội Sân khấu TP - cho biết hiện nay các sân khấu kịch nói xã hội hóa của TP đều hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, vừa phải đóng thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, mỗi đầu vé bán ra cũng phải chịu VAT 10%. Đây là một gánh nặng cho các sân khấu kịch nói vốn đang gặp vô vàn khó khăn. Cơ sở vật chất của hầu hết các sân khấu đều xập xệ, ọp ẹp, phải đi thuê mướn, có nơi phải ăn đong, diễn suất nào trả tiền thuê rạp suất ấy. Nhiều sân khấu đang không biết phải đi đâu về đâu khi địa điểm đang thuê bị lấy lại.
Nhiều ý kiến cũng đề cập đến điểm vô lý trong việc xin cấp giấy phép hoạt động biểu diễn, giải trí của các sân khấu kịch nói từ Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hiện nay giấy phép này có kèm theo điều khoản “không hoạt động tại TP.HCM”. Nghệ sĩ Ái Như của sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh cho biết đơn vị đã xin cấp giấy phép nửa năm nhưng vẫn chưa được cấp. Các đơn vị đề nghị TP phải chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư TP giải quyết nhanh vấn đề này.
* Sáng 12-3, lễ ký kết viện trợ của Chính phủ Nhật Bản cho Nhà hát Tuổi Trẻ đã diễn ra tại rạp Tuổi Trẻ, Hà Nội. Dự án viện trợ không hoàn lại này được thực hiện trong dự án nâng cấp thiết bị cho Nhà hát Tuổi Trẻ với trị giá 83.307,62 USD (hơn 1,7 tỉ đồng), bao gồm một bàn điều khiển âm thanh kỹ thuật số, một bàn điều khiển ánh sáng kỹ thuật số 12 đèn profile, 12 đầu micro cài ve áo, thùng đựng lưu động bảo quản, phụ kiện.
Cùng với đó, Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản sẽ đài thọ gói tu nghiệp ngắn hạn 3,5 tháng tại Nhật Bản cho 15 nghệ sĩ sân khấu, đạo diễn, thiết kế, trang phục, kỹ thuật viên âm thanh và ánh sáng sân khấu của nhà hát. Cả hai dự án đều được thực hiện trong quý II và III năm 2014.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận