28/04/2024 11:14 GMT+7

Để nhận diện đa cấp bất chính

Đánh vào tâm lý muốn chia sẻ gánh nặng với gia đình, mong tích lũy kinh nghiệm khi còn đang học là những lý do khiến sinh viên trở thành đối tượng hàng đầu được nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính chọn lựa.

Sinh viên chia sẻ thường bị các công ty đa cấp rủ rê với mức phí phải đóng từ 15 - 30 triệu đồng - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Sinh viên chia sẻ thường bị các công ty đa cấp rủ rê với mức phí phải đóng từ 15 - 30 triệu đồng - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Bán hàng đa cấp không phù hợp với sinh viên vì phải liên tục gặp khách, giới thiệu để mong bán được hàng. Việc này tốn rất nhiều thời gian, giờ đâu để các bạn tập trung học.

Luật sư VÕ ĐAN MẠCH

"Nhận diện bán hàng đa cấp bất chính và kỹ năng phòng tránh" là chủ đề buổi tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM cùng Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) và Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam tổ chức mới đây.

Chị Hoàng Thị Thu Trang (Ủy ban Cạnh tranh quốc gia) cho biết đánh vào tâm lý muốn chia sẻ gánh nặng với gia đình, mong tích lũy kinh nghiệm khi còn đang học là những lý do khiến sinh viên trở thành đối tượng hàng đầu được nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính chọn lựa.

Bán hàng đa cấp được pháp luật công nhận, được cấp phép hoạt động với điều kiện phải là công ty bán hàng đa cấp chân chính. Điều kiện phải là có sản phẩm tốt, giá cả phù hợp giá trị sản phẩm, đào tạo người tham gia tốt. Người tham gia mạng lưới bán hàng được hưởng hoa hồng, chia lợi nhuận... từ việc bán hàng của mình và mọi người trong mạng lưới.

Trong khi đa cấp bất chính dễ nhận thấy nhất luôn là yêu cầu đặt cọc, nộp tiền hoặc mua hàng mới là thành viên. Thay vì bán hàng và thu lợi nhuận, đa cấp bất chính thường chi tiền, tập trung tuyển dụng, "chia sẻ lợi ích kinh tế" cho ai lôi kéo được thành viên mới cùng vào hệ thống.

Theo các diễn giả, kịch bản chung của đa cấp bất hợp pháp thường là phô trương giới thiệu sản phẩm, dẫn dắt để đánh vào tâm lý. Họ dùng "chim mồi" từ bằng chứng dàn dựng khiến khách hàng nghĩ ngay "không thể bỏ lỡ cơ hội này" và cuối cùng là chốt đơn.

Thạc sĩ, luật sư Võ Đan Mạch - chánh văn phòng, tổng thư ký Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam - thông tin hiện cả nước chỉ có 20 công ty đa cấp được cấp phép hoạt động. Dù có nhiều cảnh báo, tuyên truyền song vì sao sinh viên vẫn là đối tượng được đa cấp bất chính hướng đến? Lý giải, luật sư Mạch nói ngoài tâm lý muốn kiếm tiền phụ gia đình còn xuất phát từ điểm yếu sinh viên dễ xin tiền bố mẹ, các tài sản hiện có dễ cầm cố nên "dễ dụ"!

Và một địa chỉ được mách liền cho sinh viên TP.HCM ngay buổi gặp chính là số 7, Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận) của văn phòng đại diện Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam tại TP.HCM. Bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc xâm phạm quyền lợi, có dấu hiệu lừa đảo, dụ dỗ, ép phải tham gia khi gửi về hiệp hội "sẽ xử lý ngay".

"Là thành viên hiệp hội, chúng tôi sẽ xử lý ngay khiếu nại, tránh thiệt hại cho người tham gia bởi mỗi doanh nghiệp bán hàng đa cấp đều ký quỹ 10 tỉ đồng giải quyết việc này. Còn với công ty không thuộc hiệp hội, chúng tôi sẽ chuyển đến công an, các đơn vị liên quan để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia" - luật sư Mạch thông tin.

Đừng để lọt hố đa cấp bất chínhĐừng để lọt hố đa cấp bất chính

"Nhận diện bán hàng đa cấp bất chính và kỹ năng phòng tránh" là chuyên đề vừa được Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM cùng Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam và Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức chiều 22-12.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên