Và câu trả lời: thu nhập trung bình một người/tháng chỉ hơn 1,3 triệu đồng, người giàu thu nhập gấp gần 10 lần người nghèo... đang đặt ra những thách đố trong quyết tâm cải cách, bình ổn kinh tế vĩ mô.
Đáng lưu ý, tổng chi tiêu của một người dân đã theo lên tới 1,2 triệu đồng/tháng - sát mức tổng thu nhập và cơ bản mỗi người chỉ tích lũy được 100.000 đồng/tháng. Năm năm đã qua, chỉ gần 1/3 số người được hỏi cho rằng đời sống của họ tăng hơn nhiều so với năm 2006. Trong khi đó, tới 52% khẳng định đời sống có tăng nhưng “chỉ một ít”.
Hai năm qua, tỉ lệ đi học chung trên cả nước lại đang có xu hướng giảm ở tất cả các cấp phổ thông. Tổng cục Thống kê cho biết càng ở bậc học cao, học sinh nhóm hộ nghèo càng ít được đến trường. Cứ 100 em ở nhóm hộ nghèo thì chỉ 53 em được đi học trung học phổ thông, trong khi ở nhóm hộ giàu lên tới 90 em.
Theo TS Bùi Trường Giang - viện phó Viện Kinh tế VN, có một thực tế mà quốc gia nào cũng đối mặt là bất bình đẳng thu nhập khi mới phát triển và khả năng hưởng thành quả tăng trưởng giữa các tầng lớp dân cư là khác nhau.
Thông thường đối tượng chủ doanh nghiệp, lớp người giàu sẽ được hưởng thành quả tăng trưởng trực tiếp và nhiều nhất, và họ rất muốn tăng trưởng. Trong khi đó nếu tăng trưởng gây bất ổn, lạm phát thì người nghèo lại chịu khó khăn trực tiếp nhất.
Nghị quyết 11 của Chính phủ đưa ra những giải pháp mạnh về an sinh xã hội, bình ổn vĩ mô. Tuy nhiên, TS Giang cho rằng sâu xa để giảm chênh lệch giàu nghèo, thách thức chính là làm sao duy trì sự bình ổn vĩ mô, cân bằng lợi ích giữa nhóm cần tăng trưởng và sự phát triển hài hòa của xã hội. Phải kiên quyết loại bỏ tư duy bình ổn, nới, rồi lại chạy theo tăng trưởng sau đó, khi khó khăn mới tăng các khoản tiền cho an sinh xã hội.
Trong hội nghị của Văn phòng Chính phủ tổ chức về chủ đề bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động đến phúc lợi vừa qua, nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan đã cho rằng cần cấu trúc lại nền kinh tế để thay đổi những bất hợp lý đang bộc lộ. Đặc biệt, ông Vũ Khoan có nêu cần tái cấu trúc để phân bổ lợi ích cho người nông dân nhiều hơn.
Bình ổn vĩ mô phải đánh đổi bằng tăng trưởng thấp, lợi nhuận nhiều doanh nghiệp giảm đi, thuế nhiều địa phương giảm, chi tiêu công cũng ít. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều nhận định để bình ổn vĩ mô không đơn giản.
Theo ông Đỗ Thức - tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, khả năng sáu tháng cuối năm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn tiềm ẩn tăng và lạm phát có cao hay không sẽ phụ thuộc lớn vào quyết tâm của các cơ quan chức năng, bởi một số chỉ tiêu như tăng trưởng tín dụng hiện rất thấp so với kế hoạch cho phép.
Nếu để dòng tiền được “nới” mạnh ra do yêu cầu, sức ép của một số ngành, lạm phát rất có thể sẽ tăng cao trở lại. Là người trực tiếp chỉ đạo khảo sát các con số thống kê về mức sống người dân, ông Đỗ Thức cũng chỉ dám “hi vọng sẽ có sự kiên trì, thắt chặt tiền tệ hợp lý thì CPI mới giữ ở mức tăng thấp được”.
Để lập lại bình ổn vĩ mô, kéo lạm phát xuống cần thời gian dài. Nhưng đầu tư công cắt giảm chưa đạt mục tiêu đề ra, tăng khởi điểm nộp thuế thu nhập cá nhân nhiều lần đề nghị nhưng vẫn chưa thể thực hiện... là những việc có thể đặt lên bàn làm ngay. Cần lắm những quyết tâm để giảm tỉ lệ người cho rằng cuộc sống của họ không những không tăng mà còn bị giảm so với năm năm trước (hiện là 6,2%)...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận