Người dân không còn nơi ở do nhà bị sụp xuống sông - Ảnh: B.Đấu |
UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết từ giữa tháng 1-2017 đến nay trên địa bàn tỉnh có hai tuyến kè ven biển bị sạt lở, gây thiệt hại nghiêm trọng, trong đó tuyến kè Gành Hào (thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) bị sóng lớn đánh gây sạt lở, hư hỏng hoàn toàn.
Hiện tại kè Gành Hào đã bị sạt lở chiều dài 94m, diện tích sạt lở 940m2, hành lang sau tường kè bị sụp 393m2, trong khi dầm đỉnh kè bị gãy hoàn toàn với chiều dài gần 47m, gây nguy cơ vỡ đê rất cao.
Ngoài kè Gành Hào, Bạc Liêu còn một điểm sạt lở khác là kè Nhà Mát thuộc phường Nhà Mát (TP Bạc Liêu) khi sóng biển làm gãy đoạn dầm mũ hắt sóng với chiều dài 24m rơi xuống mái kè (đoạn phía tây đồn biên phòng Nhà Mát) và làm sạt lở đoạn đê tiếp giáp cầu Chiên Túp 1 (hai bên mố cầu bị lún sụp mái taluy và lún sụp đường dẫn vào cầu) ở khu vực này.
Tại buổi làm việc, kiến nghị trung ương hỗ trợ kinh phí cho tỉnh với mức 340 tỉ đồng để thực hiện các giải pháp phòng chống sạt lở.
Tỉnh cũng đề nghị Bộ NN&PTNT là cơ quan đầu mối trong việc khảo sát, đánh giá, nghiên cứu tổng thể về tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông trong khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng.
Miền Bắc: lo nhiều đoạn đê xung yếu trước mùa lũ Đang mùa nước kiệt nhưng đoạn đê được gia cố ở kè Hồng Hà, phần cạnh xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, Nam Định đã lở và đang tụt dần xuống sông. Tại huyện Nam Trực, kè Quý Phú dài khoảng 2,2km cũng đang bị sạt lở. Tại Bắc Giang, tình trạng sạt lở bờ sông cũng xuất hiện ở nhiều đoạn trên sông Thương, sông Cầu, thậm chí có đoạn còn đe dọa đến an toàn đê. Ông Khổng Văn Nguyên - phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang - cho biết hiện tượng lún, nứt thân đê và sạt lở ở một số khu vực kể trên đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn đê nếu không được xử lý kịp thời trước mùa mưa bão. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận