Phóng to |
Đại biểu Lê Thị Nga - Ảnh: Việt Dũng |
Hiệu quả các phiên chất vấn của Quốc hội không chỉ được thể hiện ở những câu hỏi “nóng” của đại biểu hay những lời hứa, những lần “rút kinh nghiệm sâu sắc” của bộ trưởng mà nó phải được đánh giá ở khâu “hậu chất vấn”.
Đó là việc tổ chức thực hiện các giải pháp, lời hứa thế nào để tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “lời nói gió bay”. Tuổi Trẻ ghi ý kiến một số đại biểu Quốc hội để làm rõ vấn đề này.
Nên có biên bản ghi nhớ
- Tôi cho rằng chất vấn ngoài việc làm rõ trách nhiệm thì điều quan trọng là đề ra các giải pháp thiết thực để thúc đẩy, giải quyết những vấn đề đặt ra. Giải pháp là yếu tố quan trọng nhất sau mỗi nội dung chất vấn nên việc tổ chức thực hiện và giám sát việc tổ chức thực hiện các giải pháp ấy sẽ quyết định đến kết quả cuối cùng của chất vấn.
Phải báo cáo việc thực hiện cam kết Đề nghị các thành viên Chính phủ đã trả lời tại kỳ họp này khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung Quốc hội đã kết luận trên tinh thần lời hứa của các thành viên Chính phủ trước Quốc hội. Tôi đề nghị các thành viên Chính phủ đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai và kỳ họp này phải có báo cáo gửi tới đại biểu Quốc hội về việc thực hiện cam kết, lời hứa. Kỳ họp thứ hai có năm thành viên Chính phủ trả lời chất vấn, kỳ họp này có năm thành viên Chính phủ, như vậy cuối năm có 10 báo cáo của thành viên Chính phủ để Quốc hội giám sát. (Trích phát biểu kết luận phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội) |
- Tôi cho rằng nghị quyết của Quốc hội không thể quy định hết trong đó từng chi tiết, lời hứa, vấn đề của từng đại biểu chất vấn và từng nội dung trả lời của mỗi bộ trưởng. Quốc hội cũng khó ban hành nghị quyết cho từng vị bộ trưởng, phó thủ tướng hoặc thủ tướng trả lời chất vấn. Tuy nhiên, từng nội dung hỏi và trả lời tại phiên chất vấn hiện nay đều được ghi âm và sau đó gỡ băng ra rất đầy đủ, chi tiết. Cách tốt nhất là Quốc hội nên giao cho một cơ quan chuyên môn rà soát, phân loại các nội dung trong biên bản đó xem đâu là các giải pháp, đâu là những lời hứa bộ trưởng nói trước Quốc hội, sau đó tổng hợp lại thành một biên bản ghi nhớ kèm với nghị quyết.
Biên bản ghi nhớ sẽ là căn cứ để các đại biểu và cử tri giám sát, tiếp tục chất vấn hoặc đề nghị xử lý trách nhiệm. Người trả lời chất vấn phải báo cáo kết quả thực hiện lời hứa, thực hiện giải pháp tại kỳ họp sau đó của Quốc hội. Đại biểu sẽ căn cứ vào biên bản ghi nhớ với từng nội dung cụ thể đó để xem người đưa ra lời hứa thực hiện như thế nào, đạt bao nhiêu phần trăm những gì đã hứa.
Ví dụ, tại kỳ họp này một số đại biểu chất vấn bộ trưởng Bộ Công an về thực trạng mãi lộ. Đây là chuyện đã xảy ra nhiều năm và bộ trưởng cũng nói rằng không thể chấm dứt nó trong một sớm một chiều được. Nhưng bộ trưởng đã nói bộ đang triển khai các giải pháp A, B, C... và sẽ kiên quyết làm cho tình hình chuyển biến. Như vậy vào kỳ họp tới bộ trưởng sẽ phải báo cáo trước Quốc hội xem các giải pháp đã triển khai đến đâu, đạt hiệu quả cụ thể thế nào (bằng các con số, phân tích định lượng, khách quan) chứ không thể cứ nói là “đã có chuyển biến tích cực” hay đã “xử lý một số trường hợp”.
- Nếu đọc kỹ lại quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội thì các chế tài đều đã có hết, vấn đề là thực hiện thế nào thôi. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chế tài không phải là biện pháp duy nhất đem lại hiệu quả, hiệu lực cho hoạt động chất vấn; chế tài chỉ được sử dụng khi người có trách nhiệm không thực hiện đúng trách nhiệm của mình hoặc có sai sót, khuyết điểm.
Quốc hội cần tổ chức giám sát cho có hiệu quả, hiệu lực, sau khi có nghị quyết hoặc kết luận giám sát thì phải có cơ quan theo dõi, đôn đốc và sau một khoảng thời gian nào đó phải báo cáo trở lại với Quốc hội. Gần đây, các phiên chất vấn, giải trình được thực hiện khá đều đặn tại Ủy ban Thường vụ, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội... Đây cũng là một trong những biện pháp cần thiết và có hiệu quả nhằm giám sát quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như giám sát các lời hứa trước Quốc hội.
Theo dõi, đốc thúc thường xuyên
Giữa hai kỳ họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, giám sát việc Chính phủ, các bộ trưởng thực hiện lời hứa. Tôi cho rằng việc theo dõi, đôn đốc thường xuyên và nếu thấy vấn đề nào cần thiết thì tổ chức giám sát ngay sẽ buộc những người đã hứa phải thực hiện lời hứa của mình. Ví dụ, thống đốc Ngân hàng Nhà nước hứa kiên quyết hạ trần lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn. Nhưng sau một thời gian thực hiện nếu các doanh nghiệp vẫn nói rằng họ khó tiếp cận vốn, chỉ vay được vốn có lãi suất cao, thì Ủy ban Thường vụ hoặc ủy ban chuyên môn của Quốc hội sẽ thành lập đoàn giám sát để kết luận vấn đề, yêu cầu thống đốc tiếp tục giải trình và đưa ra giải pháp khả thi hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận