Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì Hội nghị - Ảnh: V.V.Thành |
Thông tin từ Hội nghị cho biết theo các phương án sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt, trong hai năm 2014-2015, cả nước phải hoàn thành sắp xếp 479 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 432 doanh nghiệp; bán, giao, giải thể, phá sản 22 doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất 25 doanh nghiệp.
Tính đến 25-12, cả nước sắp xếp 167 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 143 doanh nghiệp, chuyển một doanh nghiệp thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, giải thể 3 doanh nghiệp, bán 3 doanh nghiệp, sáp nhập 14 doanh nghiệp và đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp.
Nếu liên tục trong 10 năm tới, duy trì được một tỷ lệ đầu tư nhất định của Viettel cho nghiên cứu quân sư và đặt hàng của Bộ Quốc phòng, thì chúng ta có thể có một nền công nghiệp quốc phòng không kém các nước như Hàn Quốc và Israel.
Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2014.
Theo đó, so với năm 2013, số doanh nghiệp được sắp xếp gấp 1,65 lần, số doanh nghiệp cổ phần hoá gấp gần 2 lần và số vốn nhà nước được thoái gấp hơn 6 lần. Với nhiệm vụ đến hết năm 2015 hoàn thành cổ phần hoá 432 doanh nghiệp (chưa kể số doanh nghiệp bổ sung theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước mới) thì trong năm 2015 các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần nỗ lực nhiều hơn.
Phó Thủ tướng nói thời kỳ gần đây vai trò của doanh nghiệp nhà nước đã được khẳng định tốt hơn, rõ nét hơn, đồng thời đề nghị các tập đoàn, tổng công ty chú trọng đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, đây là vấn đề “vô cùng quan trọng”.
“Vừa rồi xảy ra một số vấn đề, nghe kỹ lại thì do phân công, phân cấp không rõ, không đi đôi với quyền hạn, trách nhiệm hoặc là rộng quá. Trong ngân hàng thương mại, có những ngân hàng phân cấp xuống chi nhánh duyệt cấp vốn (cho vay) nhiều lắm, cho nên mới đổ bể những vụ rất lớn như thế, ví dụ vụ Huyền Như, một chi nhánh mà được quyền quyết lớn quá, quy định không chặt” – Phó Thủ tướng nói.
* Viettel nghiên cứu vũ khí chiến lược cho Quân đội Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Tổng giám đốc Viettel) cho biết việc tái cơ cấu của Tập đoàn này chủ yếu tập trung vào thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, thay đổi cơ chế vận hành, cách quản lý nhằm kinh doanh tăng trưởng tốt hơn, hiệu quả hơn. Năm 2014, doanh thu của Viettel đạt 197.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế của Viettel là 42.000 tỷ đồng. iện nay Viettel đầu tư tại 9 quốc gia. Ông Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục giao thêm cho Viettel các dự án sản xuất vũ khí, khí tài quan trọng để tiếp tới thành lập một tổ hợp công nghiệp quốc phòng, góp phần nhiều hơn nữa vào việc hiện đại hoá quân đội, làm chủ các trang thiết bị quân sự. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận