Phóng to |
Giáo sư Souphab Khouangvichit - Ảnh do nhân vật cung cấp |
GS.TS Võ Tòng Xuân: Đập Xayaburi làm biến đổi hệ sinh thái hạ lưu Đập Xayaburi xây dựng trên dòng chính sông Mekong sẽ làm nguồn nước thay đổi hóa tính, lý tính, đưa tới biến đổi hệ sinh thái toàn khu vực hạ lưu. Cộng với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ ở ĐBSCL, việc thiếu nước tưới, mặn xâm nhập sâu vô đồng ruộng đang là nguy cơ đối với khu vực này. Trước tình hình đó, có lẽ ĐBSCL cần nhanh chóng chọn lọc, nhân giống lúa có khả năng chịu mặn cao, đồng thời giảm vòng quay của đất, chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác vốn cho hiệu quả kinh tế cao mà ít tiêu tốn nước hơn, chẳng hạn như cây mía, khoai mì... |
- Lào rất giàu về sinh thái và tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước do Lào nằm trong lưu vực sông Mekong, nơi có rất nhiều dòng sông phụ khác chảy vào. Theo nhiều nghiên cứu, tiềm năng điện lực của Lào là hơn 20.000 MW. Hiện chúng tôi mới sản xuất chưa đến 1.000 MW. Đó là một dạng tài nguyên mà chúng tôi dựa vào để phát triển kinh tế.
Là một chuyên gia môi trường, tôi quan niệm các dự án, đặc biệt là dự án lớn, phải làm theo đúng quy định của Luật môi trường và có đánh giá tác động môi trường (EIA). Các giảng viên của khoa chúng tôi rất may mắn được tham gia một số dự án lớn, ở giai đoạn báo cáo tác động môi trường.
Dù vậy, đánh giá tác động môi trường của một số dự án ở nước chúng tôi vẫn không hoàn thiện, nhiều lúc làm cho có, khó kiểm soát, nhất là đối với các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài.
* Lào có cơ chế buộc các nhà đầu tư chịu trách nhiệm với môi trường?
- Nhà đầu tư của các dự án lớn phải trình bày dự án đối với chính phủ, cụ thể là Bộ Tài nguyên nước và môi trường xem xét. Nếu công ty nào không tuân theo các điều luật hiện hành, bộ sẽ không thông qua dự án. Những dự án nhỏ hơn thuộc quyền quyết định của chính quyền địa phương.
* Ông nghĩ phát triển đập thủy điện có phải là cách phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế không?
- Chúng tôi cố gắng phát triển bền vững. Chẳng hạn dự án Nam Thuen II là một ví dụ cho cả vùng Đông Nam Á về việc áp dụng hoàn toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình thực hiện dự án.
* Nam Thuen II là một dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, WB đã có sẵn bộ tiêu chuẩn riêng. Đối với những đập thủy điện khác, chẳng hạn dự án thủy điện Don Sahong do Malaysia hay Xayaburi do Điện lực Thái Lan đầu tư thì sao?
- Chính phủ Lào cũng giám sát việc này và hiện đang xem xét các vấn đề xảy ra đối với dự án Xayaburi.
* Lào dự định xây hơn 100 đập thủy điện, có quá nhiều không?
- Đó chỉ mới là dự định. Dự án thủy điện của Lào chia thành bốn nhóm: nhóm đã được đưa vào hoạt động (chưa đến mười nhà máy), nhóm đang xây dựng, nhóm đang nghiên cứu tiền khả thi và cuối cùng là nhóm dự án còn trong kế hoạch. Từ đây đến 5-6 năm nữa, có khoảng mười đập đi vào hoạt động, cho lượng điện khoảng 2.000-3.000 MW.
Chúng tôi nghĩ rằng những đập trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và lên kế hoạch sẽ được xây theo nhu cầu, nếu không có nhu cầu thì chúng tôi sẽ dừng dự án. Cũng cần nói thêm hiện tỉ lệ người dân Lào được sử dụng điện vẫn còn thấp, chúng tôi hi vọng năm 2020 sẽ có 90% người dân Lào được dùng điện.
* Quan điểm của ông thế nào về việc các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng xấu khi các con đập của Lào mọc lên, cụ thể như Xayaburi?
- Đập Xayaburi là một trong những con đập trên dòng chính sông Mekong. Cũng trên dòng sông này, ở phía bắc, Trung Quốc đã xây dựng nhiều con đập và nó thật sự ảnh hưởng đến lượng nước trên dòng sông Mekong trong mùa khô - cạn hơn hẳn so với những năm trước đó, dù cần có thêm nghiên cứu khoa học để chứng minh rõ hơn.
Theo nghiên cứu khả thi của đập Xayaburi, nước sông Mekong được giữ lại trên sông có thể sẽ thay đổi hệ sinh thái của dòng sông như làm thay đổi sự di cư của cá, làm ổn định dòng chảy, có thể tác động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Đối với Lào, việc dòng chảy ổn định sẽ có lợi hơn, giảm lũ lụt. Nếu chúng tôi kiểm soát được lũ, sản lượng nông nghiệp sẽ tốt hơn.
Nhưng đó chỉ là cách nghĩ về phía Lào. Con đập sẽ ảnh hưởng đối với lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam hay vùng biển hồ Tonle Sap của Campuchia.
* Vậy theo giáo sư, phải làm thế nào đối với những vấn đề của Xayaburi?
- Đối với đập Xayaburi, tôi nghĩ chúng ta chưa thể nói gì cho đến khi nghiên cứu rất đầy đủ về các ảnh hưởng và giải pháp giảm thiểu thiệt hại hữu hiệu.
* Với tư cách một nhà khoa học, theo giáo sư, Lào có lựa chọn nào khác ngoài việc phát triển bằng cách xuất khẩu năng lượng từ thủy điện?
- Chúng tôi không thể dựa vào rừng vì lượng che phủ của rừng ở Lào sụt giảm một cách đáng sợ. Chúng tôi cũng khó mà dựa vào khoáng sản vì chúng sẽ vĩnh viễn biến mất. Nếu chúng ta thật sự có những bản đánh giá môi trường đúng chuẩn mực theo tinh thần khoa học, tuân thủ luật pháp, chúng ta có thể tránh được những ảnh hưởng của đập thủy điện.
TS Lê Văn Bảnh (viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long): Xayaburi thật sự là mối nguy Việc Lào xây dựng đập Xayaburi thật sự là mối nguy cho đồng bằng sông Cửu Long. Ai cũng biết Lào xây đập chặn dòng chính thì nguồn nước về đồng bằng sông Cửu Long sẽ ít đi, lượng phù sa theo đó cũng không còn, mặn sẽ xâm nhập sâu, gay gắt hơn. Nguy hại hơn là cả hệ sinh thái châu thổ này sẽ đảo lộn. Trong các mối nguy đe dọa, nông nghiệp sản xuất lúa sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất. Vài năm gần đây Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu được vài chục giống lúa thích nghi chống chọi với độ mặn từ 5-7‰, lai tạo được một số giống chịu hạn. Viện cũng đã đưa ra được một tập đoàn giống lúa ngắn ngày giảm thời gian cây lúa đứng trên đồng, giúp nông dân thu hoạch sớm, giảm tối đa mức độ thiệt hại cho nông dân trước mối nguy bị tác động của biến đổi khí hậu và tác động của con người như xây đập thủy điện chặn dòng Mekong gây ra. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận