Phóng to |
Đạo diễn Trần Anh Hùng |
Đạo diễn Trần Anh Hùng làm phim Rừng Na UyRừng Na Uy chân thật và gợi cảm
* Từ sau Mùa hè chiều thẳng đứng, rồi đi khắp nơi trên thế giới để thực hiện dự án I come with the rain, trở lại Việt Nam lần này, đối với anh có phải là một sự nghỉ ngơi cần thiết để tìm lại cảm giác và bắt đầu những gì rất mới?
- Về Việt Nam cũng là một cách thư giãn để những căng thẳng từ bộ phim vừa làm qua đi. Cũng chính là sự gắn bó lại với Việt Nam, mong ước sự trở lại như một cảm hứng, đam mê mới để rất có thể Hùng lại được làm một cuốn phim mới về Việt Nam. Từ khi xuống máy bay, trên đường từ sân bay về Hà Nội, vẫn là sự lộn xộn ấy, bừa bộn ấy của một thành phố đang xây dựng, Hùng không thấy xấu, Hùng vẫn thích cảm giác này, cảm giác với những gì Hùng đang nhìn thấy.
Hà Nội là một nơi chốn mà Hùng yêu nhất, một cái gì như thể sự mê loạn và tươi tắn… và cảm giác thích thú của Hùng với Hà Nội vẫn vậy, nó không thay đổi.
* I come with the rain là một bộ phim 18 triệu đô la! Cuộc chơi lần này đã cho anh những thú vị gì?
- Cái thú vị nhất vẫn là gặp gỡ và làm việc với một số diễn viên. Và đây là lần đầu tiên Hùng làm việc với những diễn viên có tiếng và chuyên nghiệp ngoài Việt Nam. Hùng thích cách mình tìm ra phương pháp làm việc với các diễn viên hoàn toàn khác nhau về quốc tịch, thói quen, người đến từ Mỹ, người từ Hàn Quốc, người từ Hong Kong… Thêm nữa, vai diễn của Yên Khê là một vai hoàn toàn khác với những phim Yên Khê đóng trước đây, vì đây là lần đầu tiên Hùng và Yên Khê làm một phim không có liên quan gì đến Việt Nam.
* Vậy các ngôi sao như Josh Hartnett, Elias Koteas, Byung-hun Lee, Takuya Kimura, Shawn Yue có mặt trong I come with the rain đã cho anh những xúc cảm khác nhau như thế nào khi quay phim?
- Cách đi đến với nhân vật của họ rất khác nhau, và rất khác cả khi họ diễn xuất trước ống kính nữa. Kimura chẳng hạn, ông ta rất ít trao đổi với Hùng trước khi quay. Byung-hun thì trao đổi rất nhiều và rất lâu trong lúc chuẩn bị, trong lúc quay và ngay cả khi đi ăn cơm tối. Shawn Yue rất vui vẻ, coi phim trường như một sân chơi lớn, không ngại thử nghiệm theo ý thích, không sợ sai lầm. Hai diễn viên Mỹ Josh và Elias thì chuẩn bị rất kỹ với Hùng cho đến khi quay họ gần như chỉ hỏi vài ba chi tiết…
* Ở châu Á, anh đang là một trong số hiếm hoi các đạo diễn được làm phim kinh phí cao với những ngôi sao đẳng cấp. Nhưng anh đã bắt đầu sau khi ra trường bằng nghề bán sách trong viện bảo tàng. Người ta có thể làm phim hay với rất ít tiền không, thưa anh?
- Chắc chắn có thể làm được phim hay với ít tiền. Một phim với kinh phí 600.000 USD cũng có thể giành Cành cọ vàng… Nhiều lúc phim đắt đơn giản chỉ vì một thói quen làm việc. Có rất nhiều đạo diễn làm phim rất đắt và khi mình nhìn lên màn ảnh thì mình không thể hiểu nổi tiền đó nó đi đâu!
Bắt đầu sự nghiệp điện ảnh với hai phim ngắn: Thiếu phụ Nam Xương (1981) và Hòn Vọng Phu (1991). Phim truyện:Mùi đu đủ xanh (1993): cúp Sutherland của viện phim Anh 1994, Camera Vàng của LHP Cannes 1993, giải César cho phim đầu tay hay nhất của Pháp 1993 và đề cử phim nước ngoài hay nhất Oscar 1994. Cyclo (1995): giải thưởng lớn LHP quốc tế Flanders, Bỉ – 1995, giải Sư tử vàng LHP Venice – 1995) Mùa hè chiều thẳng đứng (2000)I I come with the rain (2007)Rừng Na Uy (chuẩn bị thực hiện trong năm 2009 tại Nhật) Năm 1996, Trần Anh Hùng là thành viên ban giám khảo LHP Cannes. |
- Thứ nhất, Hùng chưa bao giờ nghĩ làm phim để kiếm tiền, để giàu có. Thứ hai, cơ hội để giàu có cũng chưa bao giờ đến với Hùng. Thành thật mà nói, chắc cũng phải chờ cái cơ hội đó đến thì mới biết Hùng sẽ quyết định như thế nào. Nhưng ngay bây giờ, Hùng có thể nói với Hùng, sự tôn trọng ngôn ngữ điện ảnh vẫn là điều thú vị và thiêng liêng.
* Theo anh, một cộng đồng làm phim của nhiều người trẻ (chưa đủ năng lực để tạo ê kíp cho riêng mình) hỗ trợ tương tác với nhau có những nhược điểm và yếu điểm nào? Anh đã từng ở trong một cộng đồng như thế chưa?
- Một cộng đồng làm phim là một ý rất đẹp và trên thế giới có nhiều nền điện ảnh đã sinh ra nhiều phim hay cũng chỉ bởi họ có tinh thần cộng đồng. Xung quanh Coppola là những người bạn rất tài năng và sự thành công của Bố già cũng có phần đóng góp rất lớn của những người bạn ấy. Hùng là một người Việt sống ở Pháp, cha mẹ Hùng không có liên quan gì đến điện ảnh, vì thế Hùng rất đơn độc. Những người đến làm việc chung với Hùng không phải là những người bạn. Đáng tiếc. Nhưng sau khi làm xong một cuốn phim thì cũng có một số người trở thành bạn. Một tình bạn được thử thách qua công việc vẫn là một tình bạn lành lạnh, không gần gũi lắm và có khoảng cách.
* Ở Việt Nam, có một thế hệ trẻ, sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh đang bắt đầu làm phim. Khác với thế hệ trước quá nhiều về nền tảng tri thức và quá khứ, anh nhìn thấy những cơ hội nào cho họ?
Hùng rất thích tranh của Bùi Xuân Phái, nhưng Hùng vẫn thấy thú vị hơn khi Hùng tiếp xúc với một hoạ sĩ trẻ đang làm việc cực kỳ mạnh mẽ, đương đại với tác phẩm. Hùng thích thú với điều đó hơn là với các tác phẩm đã đi vào viện bảo tàng.
Thế hệ làm phim trẻ ở Việt Nam mà Hùng có tiếp xúc làm cho Hùng có cảm giác yêu nghề hơn. Không thể chối cãi rằng cơ hội cho họ chính là tài năng của họ. Đã mấy năm nay, Hùng theo sát một số bạn trẻ tuy chưa có cơ hội làm phim dài nhưng trong kịch bản của họ đã có những hứa hẹn lớn. Thế hệ mới này không quá đặt nặng tư tưởng lên tác phẩm. Điều làm cho họ muốn trở thành đạo diễn chính là những cảm xúc mà đời sống đương đại mang lại, sự đụng chạm của giác quan với cuộc sống mỗi ngày. Họ cũng như Hùng chỉ muốn theo đuổi ngôn ngữ điện ảnh và chất liệu riêng biệt của nghệ thuật này.
* Bên cạnh yếu tố giải trí, một nền điện ảnh muốn được thế giới chú ý phải có một sức sống và cá tính riêng biệt dựa trên những cơ sở thiêng liêng của sáng tạo. Anh đã làm được điều đó với các phim của mình. Còn các bạn trẻ làm phim hôm nay, anh có thấy những lấp lánh không?
- Điều mà Hùng thấy hay là những câu chuyện của thế hệ trẻ hôm nay không đặt nhiều vào nội dung mà hướng đến những cảm giác, những cảm giác riêng tư có hơi thở rộng rãi, khó nắm bắt nhưng chính cái đó khiến người ta se lòng và đi vào mình một cách chậm rãi. Vấn đề làm họ phải dám đi đến cùng con đường họ chọn, và đừng làm cho họ sợ hãi, họ đang cần được lòng tin.
Hùng tin là không lâu nữa, những đạo diễn trẻ mà Hùng có dịp gặp được làm chừng hai, ba cuốn phim thì chính những phim Hùng đã làm sẽ trở nên cũ kỹ, bụi bặm. Điều này đương nhiên thôi vì Hùng không sống nhiều ở Việt Nam, không có cái may mắn được hưởng nhiều va chạm của đời sống để được nhạy cảm hơn. Cái nhìn của Hùng với Việt Nam vừa xa, vừa gần. Ngay bây giờ, Hùng nghĩ khó mà 20 năm nữa Việt Nam có những phim ăn khách như Hollywood. Điện ảnh Việt Nam nên đặt mục đích với những phim nghệ thuật, vì chỉ với dòng phim này mới có thể đi đến những liên hoan phim lớn và đại diện một cách xứng đáng cho điện ảnh Việt Nam.
* Sau dự án Rừng Na Uy, anh từng nói muốn trở về Việt Nam để sống, để làm phim… Có những mong muốn gì, những dự định gì có thể nói trước được trong ước muốn ấy, thưa anh?
- Hùng đang nghĩ đến Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận