Liên hoan phim Cannes là một nơi danh giá cho bất kì nhà làm phim, hay quốc gia nào. Tuy nhiên, có những chính phủ không quan tâm đến điều đó, điển hình cho việc này là hai nhà làm phim, một người Iran Jafar Panahi và một người Nga Kirill Serebrennikov đã bị cấm xuất cảnh để đến Cannes.
Cả hai đạo diễn đều có phim trong hạng mục chính tranh giải Cảnh Cọ Vàng. Tuy nhiên, dù với sự trợ giúp của chính phủ Pháp trong việc đề nghị chính phủ Nga và Iran cho phép "tù nhân" của họ được xuất cảnh đến dự liên hoan phim Cannes nhưng rút cuộc điều đó đã không thể xảy ra.
Cả hai đạo diễn đều không xa lạ với Cannes.
Serebrennikov từng đến Cannes năm 2016 với tác phẩm The Student. Còn đạo diễn Iran Jafar Panahi vốn rất nổi tiếng với tác phẩm The white baloon từng được giải Tay Máy Vàng vào năm 1995.
Kirill Serebrennikov ở liên hoan phim Cannes 2016
Kiril Serebrennikov là một đạo diễn sân khấu danh tiếng. Ông bị giam lỏng tại nhà vào tháng tám năm ngoái sau những cáo buộc tham nhũng.
Từng là cựu giám đốc nghệ thuật của nhà hát tiên phong Matxcova, ông đã bị buộc tội lừa đảo của nhà nước hơn 800 ngàn đô la khi ông kêu gọi góp vốn cho dự án phi lợi nhuận có tên Platforma.
Kirill Serebrennikov đã nhận được nhiều sự ủng hộ của những diễn viên và đạo diễn Nga, những người đã cho rằng án phạt dành cho ông đã làm nản lòng cộng đồng làm nghệ thuật.
Viện điện ảnh châu Âu cũng chỉ trích quyết định này của nhà nước Nga và kêu gọi chính quyền thả Kirill Serebrennikov vô điều kiện và đảm bảo cho ông quyền tự do làm nghệ thuật.
Tại phiên toà buộc tội ông vào tháng 4, đạo diễn Kirill Serebrennikov đã phủ nhận những cáo buộc hướng về mình và nói rằng sự thành công của Platforma được thể hiện qua lượng vé bán ra cũng như sự ủng hộ của người nước ngoài. Việc giam lỏng ông sẽ diễn ra đến giữa tháng 7.
Bộ phim của Kirill Serebrennikov ra mắt tại Cannes có tên Leto, được quay trước khi ông bị bắt giữ. Leto đặt bối cảnh dưới thời Xô Viết khi nhạc Rock phương Tây với những đại diện như Led Zeppelin, David Bowie đã ảnh hưởng sâu sắc và mở ra trào lưu ngầm ở trong giới trẻ Xô Viết.
Jafar Panahi trên chiếc taxi trong phim Taxi thực hiện bằng một camera giấu kín
Trong khi đó đạo diễn Panahi đang chịu án phạt 20 năm không được ra nước ngoài, không được nói chuyện với truyền thông cũng như không được viết và đạo diễn bất kì bộ phim nào.
Ấy vậy mà, Jafar Panahi đã làm đến 4 phim trong vòng 7 năm. Panahi chứng minh, không có gì là không thể nếu như ta thực sự muốn.
Ông bị buộc tội cấu kết có chủ đích gây nguy hại cho an ninh quốc gia và truyên truyền chống lại nhà nước Hồi Giáo. Ban đầu Jafar Panahi bị buộc tội 6 năm tù giam, nhưng sao đó ông được thả tự do đi lại trong đất nước Iran nhưng bị cấm thực hiện những công việc ở trên.
Cả hai bộ phim This is not a film (2011) và Closed curtain (2013) đều được quay bí mật trong nhà của ông sau đó được "tuồn" đến Cannes thông qua một USB giấu trong chiếc bánh.
Bộ phim thực hiện vào năm 2015 có tên Taxi Tehran là một phim giả tài liệu, được ông thực hiện bằng một máy quay giấu trong xe taxi khi ông giả vờ là người lái xe.
Lần này, bộ phim đến Cannes của Jafar Panahi có tên Three faces. Phim kể về ba diễn viên ở những giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp trong cuộc hậu cách mạng tại Iran, bộ phim tiếp tục phản ánh thái độ của ông đối với việc phụ nữ vẫn còn quá ít quyền trong xã hội Iran.
Ông chỉ hy vọng "Ước mong lớn nhất của tôi là những bộ phim của tôi có thể được chiếu ở nước ngoài, ở những nơi xa xôi nhất có thể, dù chỉ một phòng chiếu thôi cũng được."
Điện ảnh Iran quả thực có sức sống mạnh mẽ dù cho những giới hạn nghiêm khắc của chính quyền.
Điều đó không chỉ thể hiện ở bản thân Panahi, mà còn ở một đạo diễn khác người cũng có phim đến Cannes là Asghar Farhadi cho thấy điện ảnh nói riêng hay nghệ thuật nói chung không bao giờ có thể bị kiểm soát.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận