Ông Tri cho biết: Thực tế lỗ năm 2011 của EVN là 11.000 tỉ đồng, nhưng nhờ kinh doanh tài chính 2.900 tỉ đồng nên lỗ còn trên 8.000 tỉ đồng. Hạch toán vào doanh thu giúp giảm lỗ của EVN, thay vì hạch toán vào giá thành. Vấn đề tiền thuê cột điện không hạch toán với khoản thu khác có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện như thanh lý, nhượng bán vật tư sản xuất kinh doanh điện, lãi từ hoạt động tài chính, lãi từ liên doanh liên kết và sản xuất khác... thì EVN làm sao có thể bỏ ngoài sổ sách doanh thu hàng trăm tỉ đồng. Vì quy định chế độ kế toán hạch toán riêng từng khoản nên doanh thu cột điện và các khoản không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện phải hạch toán vào chi phí khác.
* Ngành điện được bù lỗ qua việc được phân bổ chênh lệch tỉ giá vào giá điện. Nhưng nhiều tập đoàn cũng bị lỗ tỉ giá. Vậy việc bù lỗ này phải chăng ép người tiêu dùng phải chịu?
- Nghe có thể không công bằng, khi Tập đoàn Dầu khí VN và nhiều doanh nghiệp khác không được bù lỗ. Biện luận này hoàn toàn đúng nếu nhìn góc độ một doanh nghiệp. Nhưng gốc của vấn đề là từ giá điện. Vì các mặt hàng khác theo giá thị trường, còn giá điện theo sự điều hành của Chính phủ. Đây là lỗi do chính sách.
Hiện chênh lệch tỉ giá thì Chính phủ phải bù, nhưng Chính phủ lấy đâu ra tiền. Do vậy, chênh lệch chi phí phải phân bổ dần vào giá điện và người tiêu dùng phải chịu. Theo chỉ đạo của Chính phủ, 26.000 tỉ đồng chênh lệch tỉ giá trước năm 2011 phải được phân bổ dần từ năm 2012-2015, bình quân mỗi năm phân bổ khoảng 6.500 tỉ đồng.
* Sau đợt tăng giá điện ngày 1-7, nhiều ý kiến cho rằng năm nay có thể giảm giá điện chứ không phải tăng?
- Nhìn bề ngoài rất thuận, nước về nhiều. Nhưng thực tế tăng giá điện do tăng giá than. Đồng thời có việc phân bổ một phần từ khoản chênh lệch tỉ giá 26.000 tỉ đồng. Thời điểm tăng ra sao, mức tăng thế nào chúng tôi tuân thủ ý kiến của cơ quan quản lý về điều hành giá điện.
* Tới năm 2015 ngành điện sẽ thoái vốn ngoài ngành thế nào? Số tiền đầu tư ngoài ngành gây thua lỗ có được hạch toán vào giá điện?
- Hiện EVN còn đầu tư tại một số doanh nghiệp như Ngân hàng An Bình, Công ty chứng khoán An Bình, công ty bảo hiểm và một số công ty bất động sản với tổng số tiền 1.100 tỉ đồng. EVN đã có phương án thoái vốn. Như tại Ngân hàng An Bình, EVN đầu tư 757 tỉ đồng. Nhưng hiện nay thoái vốn ở ngân hàng rất khó khăn do giá cổ phiếu thấp, EVN đang đề nghị bán giá 10.000 đồng/cổ phiếu, đang chờ ý kiến Thủ tướng. Còn thoái vốn trong lĩnh vực bảo hiểm, EVN đang đàm phán với đối tác của Đức để bán, giá cả đang thảo luận, nhưng chắc chắn lãi lớn vì giá bán sẽ là 40.000 đồng/cổ phiếu.
Với 103 tỉ đồng đầu tư vào bất động sản sẽ được thoái hết để trả lại tiền cho cổ đông. Khó nhất là thoái vốn khỏi Công ty chứng khoán An Bình vì thị trường đang rất khó khăn. Chắc phải chờ đến năm 2015 khi nào thị trường tốt hơn thì mới thoái vốn được.
Ông Trần Viết Ngãi (chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN): Cần điều tra chuyện tăng giá điện Cần phải điều tra làm rõ vấn đề này xem đúng có chuyện những yếu tố đầu vào tác động đến giá điện như EVN nói là than tăng giá, tỉ giá tác động không vì sáng 20-7, Hiệp hội Năng lượng VN có họp với các hội viên khu vực miền Bắc. Thông tin từ đại diện Nhà máy nhiệt điện Phả Lại có công suất 1.000 MW cho biết vẫn mua than với giá 640.000 đồng/tấn, bằng nửa giá bán than theo thị trường. Như thế không có chuyện điện tăng giá do giá than bán cho điện tăng. Tỉ giá USD bình ổn suốt cả năm ngoái và năm nay, nếu vin vào tỉ giá thay đổi là không hợp lý. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận