Các hãng xe có hai lựa chọn nếu muốn giữ sản lượng cao trong thời buổi khan hiếm linh kiện là giữ xe lại chờ đủ trang bị, hoặc cắt bớt trang bị của người dùng - Ảnh: The Drive
Tình trạng hạn chế nguồn cung linh kiện toàn cầu kéo dài từ năm qua tới nay vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm với các thương hiệu lớn như Volkswagen. Dự đoán tình trạng này còn kéo dài tới năm 2024.
So với năm 2021, tình cảnh trong năm 2022 còn có phần khó khăn hơn khi cả các ông lớn Nhật Bản với nguồn dự trữ dồi dào sẵn có như Toyota cũng đã rơi vào tình trạng "sạch kho". Ford, tập đoàn xe đang thuộc diện thành công nhất Bắc Mỹ với cách tiếp cận sản xuất bao nhiêu nhận bấy nhiêu linh kiện trước đây còn khó khăn hơn nhiều.
Trong tuần này, Blue Oval cho biết họ sẽ phải lưu trữ khoảng 45.000 xe trong quý này cho tới khi được trang bị đầy đủ. Số xe này chủ yếu thiếu chip bán dẫn, nhưng cũng có một số xe thiếu trang bị khác.
Chỉ trong chưa đầy một tháng số xe Ford "tồn kho" đã tăng chóng mặt - Ảnh: The Drive
Trên thực tế vào giai đoạn tháng 5-2021, Ford cũng rơi vào tình trạng như trên. Số xe đó phải tới năm nay mới được giải quyết phần lớn, nhưng tới tháng 8 vừa rồi số kho bãi ngoài của hãng lại đầy ứ trở lại với số xe tồn còn nhiều hơn giai đoạn năm ngoái.
Bãi đỗ đặt tại phía đông cao tốc Kentucky mà ta thấy trong ảnh chỉ là một trong số những bãi chứa xe chưa thể xuất xưởng đang được Ford sử dụng.
Không chỉ khan linh kiện, các hãng xe còn phải đối mặt với tình trạng chi phí cho mảng này tăng cao. Riêng về phần Ford, họ cho biết giá linh kiện cung ứng đã tăng 1 tỉ USD cho riêng họ chỉ vì lạm phát. Con số này, nhiều khả năng, sẽ do người tiêu dùng "gánh" thông qua giá xe xuất xưởng đắt đỏ hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận