Lũ, lốc quét qua, xóm làng nát tan như sau trận bom cànNước lũ chạm mái nhà, dân Hà Tĩnh than đói rét
Phóng to |
Người dân vận chuyển xe máy ra khỏi nơi ngập lụt - Ảnh: Cảnh Phúc |
Trong 3 ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 11, lượng mưa lớn, kéo dài cộng với việc hồ thủy điện Bản Vẽ xả lũ với tổng lưu lượng từ 300 m3/s đến 1000 m3/s đã khiến nước sông Lam lên rất nhanh, gây ngập úng ở nhiều vùng thấp, trũng của các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên.
Sáng 17-10, tại xã Hưng Nhân (huyện Hưng Nguyên), hàng trăm hộ dân hối hả di dời đồ đạc, tài sản lên cao và các chỗ an toàn để chạy lụt. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, nước từ sông Lam đang lên ngập hết các tuyến đường trong xã và bắt đầu ngập vào nhà dân.
Anh Bùi Văn Dũng (32 tuổi, xóm 5, xã Hưng Nhân) đang cùng đứa con trai khuân bộ bếp gas cùng mấy bao lúa lên chòi cho biết: “Lúc 4g sáng, gia đình tôi đang ngủ thì thấy nước đã dâng vào trong nhà nên cả vợ chồng phải vội vàng chuyển đồ đạc lên cao. Hai đứa nhỏ thì đưa tôi đưa đi gửi ở ông bà ngoại cho an toàn”.
Toàn xã Hưng Nhân có 6/9 xóm bị ảnh hưởng bởi lụt từ sông Lam, trong đó có 3 xóm bị chia cắt hòan toàn. Nhiều người dân phải dùng thuyền nan để đi lại trong xóm và vận chuyển đồ đạc. Gần trưa 17-10, tuyến đường duy nhất vào xã cũng bị nước lũ bao vây và tiếp tục dâng cao.
Chủ tịch UBND xã Hưng Nhân, ông Nguyễn Công Hoan cho biết, hằng năm, cứ vào mùa mưa bão thì nơi đây lại trở thành “ốc đảo” nhưng mới chỉ có 50/175 hộ nghèo có chòi tránh lũ.
Trước diễn biến của trận lụt sau cơn bão số 11, xã đã thông báo cho người dân dự trữ lương thực thực phẩm; di dời tài sản, gia súc gia cầm và có phối hợp với các nhà trường có kế hoạch cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn cho các em.
Xuôi xuống cầu Bến Thủy, người dân các xóm ngoài đê sông Lam tại xã Hưng Lợi cũng đang khẩn trương di dời tài sản và người đến nơi an toàn. Nhiều nhà dân đã bị nước dâng ngập từ 0,5-1 mét. Bà Trần Thị Tiêu (65 tuổi, xóm 7, xã Hưng Lợi), sống đơn thân, đang lúi húi bê chiếc ti vi lên chạn nói: “Nước từ sáng đến nay lên nhanh quá tôi không kịp trở tay. Từ ngoài sân đã ngập nước không đi lại được rồi và nước đang tiếp tục tràn vào nhà”.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Nghệ An, cho biết mưa lớn liên tiếp trong 2 ngày qua khiến rất nhiều hồ đập ở tỉnh Nghệ An rơi vào tình trạng báo động, phải đồng loạt xả tràn gây ngập úng ở hạ du. Tại huyện Yên Thành, lực lượng chức năng đã di dời dân hạ lưu 3 đập của hồ Đồn Húng 300 hộ/1106 người, Kẻ Sặt 50 hộ/195 người và Nhà Trò 270 hộ/947 người; tại huyện Nam Đàn di dời 108 hộ/396 người hạ lưu đập Hồ Thành xã Nam Kim đến nơi an toàn.
Hai đập thủy lợi Cồn Đẻn (dung tích 7.000 m3) và Đập Phốp (dung tích 18.000 m3) cùng ở xã Thanh Xuân (huyện Thanh Chương) đã bị vỡ vào chiều 16-10. Ông Phan Đình Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, do lượng mưa quá lớn, mực nước tại tất cả các hồ đập ở địa phương đã vượt qua khe tràn. Hai đập bị vỡ ở Thanh Xuân không gây thiệt hại về người nhưng đã làm ngập nhiều hoa màu của người dân.
Hiện diện tích lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã cơ bản gặt xong, đang còn khoảng 7.500 ha lúa mùa đến thời kỳ thu hoạch cùng 12.000 ha ngô vụ Đông mới gieo và 7.000 ha rau màu các loại. Nếu mưa lớn liên tục sẽ bị hư hại, nhiều diện tích hoa màu sẽ bị mất trắng.
Anh Bùi Văn Dũng (32 tuổi, xóm 5, xã Hưng Nhân) di dời đồ lên nơi an toàn - Ảnh: Cảnh Phúc |
Ông Hoa Xuân Quang (52 tuổi, xã Hưng Nhân) chuyển ti vi tránh lụt - Ảnh: Cảnh Phúc |
Khiêng lợn đi tránh lụt - Ảnh: Cảnh Phúc |
Người dân hối hả chạy lụt - Ảnh: Cảnh Phúc |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Lũ quét, lũ lớn cô lập Hà TĩnhPhóng sự ảnh miền Trung oằn mình trong bão, lụtQuảng Bình: Quốc lộ 12 bị chia cắt nhiều đoạnBão số 11 rất mạnh, diễn biến phức tạp Bão số 11 mở hai cửa biển mới ở Thừa Thiên Huế Cơn bão số 11 lại gây sự cố lưới điện 500KVBão số 11: người trồng cao su lại thiệt hại nặng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận