Vụ cháy rừng xảy ra tại núi Nầm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh kéo dài từ trưa 8-7, được dập tắt sau 3 giờ đồng hồ. Sau đó, đám cháy bùng phát trở lại vào tối cùng ngày khiến nhiều diện tích rừng thông bị thiêu rụi - Ảnh: DOÃN HÒA
Đến 7h sáng 9-7, vụ cháy rừng xảy ra tại khu vực núi Nầm, xã Sơn Châu và Sơn Thủy, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đã dơ bản được khống chế. Khu vực rừng thông xen keo lai bị lửa bao vây suốt nhiều giờ đồng hồ từ trưa 8-7 đến xuyên đêm.
Một vài điểm bén lửa ở gốc cây bốc khói lên. Hiện lực lượng chức năng đang túc trực, theo dõi, tránh lửa bùng phát trở lại.
Vụ cháy đi qua, nhiều cây thông, keo gãy đổ để lại cảnh đồi núi trọc - Ảnh: DOÃN HÒA
Ông Nguyễn Văn Thành - hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh - cho biết: "Gần 500 người gồm lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự, Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố, chính quyền địa phương và người dân đã được huy động đến dập lửa. Vào đêm qua, gió to, thảm thực bì dày nên đám cháy tại khu vực núi Nầm tiếp tục bùng phát dữ dội".
Gió thổi mạnh khiến lửa càng lan nhanh, thiêu rụi gần như hoàn toàn khu rừng thông hàng chục năm tuổi.
Những cây thông đổ gục, không chịu được sức nóng từ vụ cháy - Ảnh: DOÃN HÒA
Những người dân sống ở bìa rừng không khỏi xót xa khi chứng kiến rừng thông bị cháy rụi. Họ cho biết chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đến vậy khi đám cháy lan rộng gần đến khu vực nhà ở. Suốt đêm qua, nhiều người đã thức trắng, sẵn sàng di tản và di dời đồ đạc đến nơi an toàn.
"Chúng tôi mong sẽ có những cơn mưa để giải nhiệt cho nhiều khu rừng, hồi sinh lại những vùng rừng bị cháy", bà Nguyễn Thị Thanh, ngụ xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn, tâm sự.
Ngổn ngang hiện trường vụ cháy rừng ở núi Nầm sáng 9-7 - Ảnh: DOÃN HÒA
Dù đám cháy đã được khống chế lúc hơn 2h sáng 9-7 nhưng lửa vẫn âm ỉ trong nhiều gốc thông - Ảnh: DOÃN HÒA
Những bát lấy nhựa thông nằm vương vãi dưới gốc cây - Ảnh: DOÃN HÒA
Một chú bọ không kịp chạy thoát khỏi đám cháy - Ảnh: DOÃN HÒA
Lớp tro tàn sau vụ cháy rừng kéo dài nhiều giờ đồng hồ - Ảnh: DOÃN HÒA
Những gốc thông hàng chục năm tuổi chết khô sau vụ hỏa hoạn - Ảnh: DOÃN HÒA
Khu vực cháy rừng nằm sát nhà dân. Từ trưa 8-7, khi đám cháy bùng phát dữ dội, nhiều gia đình phải di dời tài sản đến nơi an toàn - Ảnh: DOÃN HÒA
Ở khu rừng này, lực lượng chức năng đã gắn biển cấm lửa, cấm người dân đưa vật dụng dễ cháy vào rừng - Ảnh: DOÃN HÒA
Sức nóng từ vụ cháy làm cây cối khô héo - Ảnh: DOÃN HÒA
Nước lọc được treo dọc lối lên hiện trường vụ cháy "tiếp sức" cho lực lượng chữa cháy - Ảnh: DOÃN HÒA
Bánh mì, thức ăn nhanh chống đói cho lực lượng chức năng sau nhiều giờ đồng hồ bám trụ chữa cháy rừng - Ảnh: DOÃN HÒA
Làm việc chữa cháy trong điều kiện nắng nóng trong nhiều giờ liền, nhiều người như kiệt sức - Ảnh: DOÃN HÒA
Công nhân sửa lại đường dây điện bị ảnh hưởng từ vụ cháy rừng - Ảnh: DOÃN HÒA
Nỗi lo cháy rừng luôn thường trực khi điều kiện thời tiết nắng nóng, lớp thực bì dày - Ảnh: DOÃN HÒA
Mồ hôi ướt đẫm vai một người tham gia chữa cháy. Nhiều ngày qua, nắng nóng liên tục khiến các khu rừng ở Hà Tĩnh luôn đặt trong tình trạng báo động cấp 5. Lực lượng chữa cháy luôn sẵn sàng ứng trực khi xảy ra hỏa hoạn - Ảnh: DOÃN HÒA
Để hạn chế các vụ cháy lan rộng, chính quyền địa phương đã làm các đường băng cản lửa - Ảnh: DOÃN HÒA
Ông Phan Văn Tĩnh - ngụ xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh - tham gia phát đường băng cản lửa - Ảnh: DOÃN HÒA
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận