Hóa thạch xương hàm của người tiền sử sống cách đây 2,8 triệu năm Ảnh: BBC |
Theo BBC, mẩu xương hàm của một người tiền sử có niên đại 2,8 triệu năm được phát hiện tại vùng Ledi-Geraru thuôc bang Afar ở Ethiopia. Trước đó, giới khoa học đánh giá những người tiền sử đầu tiên trên trái đất chỉ xuất hiện cách đây 2,4 triệu năm.
Giáo sư Brian Villmoare thuộc ĐH Nevada (Mỹ) nhận định phát hiện trên giúp rọi sáng “giai đoạn chuyển giao quan trọng nhất trong lịch sử tiến hóa của loài người”. Ông cho rằng người tiền sử trên là cầu nối giữa hominin (tinh tính các đặc điểm giống người) với loài người sau này.
Một trong những hominin đầu tiên được được phát hiện cũng chính tại khu Ledi-Geraru là hóa thạch của “bà tổ” Lucy, sống cách đây 3,2 triệu năm.
Sinh viên Ethiopia Chalachew Seyoum là người phát hiện ra hóa thạch xương người tiền sử 2,8 triệu năm. “Ngay thời điểm phát hiện ra nó, tôi đã biết rằng đây là một khám phá vô cùng quan trọng” - sinh viên Seyoum kể.
Hóa thạch này là xương hàm trái của người tiền sử với năm chiếc răng. Các răng hàm phía sau nhỏ hơn răng của các hominin sống cùng khu vực này. Đó là một trong các đặc điểm quan trọng để phân định người với các thủy tổ của mình.
Giáo sư William Kimbel thuộc ĐH Azirona (Mỹ) cho biết hóa thạch cổ nhất của chi người Homo là một xương hàm trên tìm thấy ở vùng Hadar thuộc Ethiopia, có niên đại cách đây 2,35 triệu năm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận