Nguồn nước thô tại nhà máy nước Cầu Đỏ liên tục nhiễm mặn. Mỗi lần như thế Đà Nẵng dùng nguồn nước chính từ đập An Trạch- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Những ngày qua, Đà Nẵng xảy ra "sự cố" thiếu nước.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hương nhìn nhận việc nguồn nước bị nhiễm mặn vào mùa mưa, thiếu nước sinh hoạt mùa mưa là chuyện chưa từng có tiền lệ ở Đà Nẵng.
Ông Hương khẳng định đây là do thời tiết quá bất thường chứ không có chuyện "thổi phồng nguy cơ".
Vô tiền khoáng hậu
* Trước đây vào mùa khô tại nhà máy nước Cầu Đỏ nhiễm mặn nặng. Tại sao lần này lại trở nên nghiêm trọng?
Mỗi lần xảy ra tình trạng nhiễm mặn tại Cầu Đỏ, chúng tôi buộc phải dùng nước thô từ nguồn đập ngăn mặn An Trạch ở phía trên để sản xuất nước. Tuy nhiên lần "hụt nước" này nghiêm trọng là vì nhiễm mặn kéo dài liên tục từ ngày 20-10 đến nay.
Đây là lần đầu tiên nguồn nước thô tại Cầu Đỏ bị nhiễm mặn vào mùa mưa. Có thời điểm nước tại Cầu Đỏ nhiễm mặn lên tới 4374 mg/l (gấp 17,5 lần mức cho phép) trong khi mọi năm chỉ là 20-30 mg/l. Đây là việc vô tiền khoán hậu mà ngành cấp nước tại Đà Nẵng ghi nhận.
Mọi khi, dù vào mùa hè thì thời gian Cầu Đỏ nhiễm mặn nặng cũng không kéo dài liên tục như thế vì còn có nước ở thượng nguồn đổ về đẩy mặn.
Mọi năm vào thời điểm này các thủy điện phải liên tục xả lũ vì vào mùa mưa lớn. Nhưng năm nay, dù "vét" hết nước thủy điện Đắk Mi cũng chỉ cho về hạ du được 12,5m3/ giây. Trong ảnh: Thủy điện Đắk Mi xả lũ 2.000m3/giây tháng 11-2016 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
* Nhưng UBND TP Đà Nẵng đã có công văn theo đề nghị của Dawaco là đi "xin nước" từ thủy điện để giải bài toán thiếu nước thô?
Cũng là do thời tiết cả thôi. Dù vào mùa mưa nhưng một trong hai thủy điện thượng nguồn đổ về sông Vu Gia là A Vương đã dưới mực nước chết.
Nguồn nước "giải cứu" bị "treo"
Dự án nhà máy nước Hòa Liên đã được thành phố nghiên cứu để "giải cứu" nguồn nước thường xuyên nhiễm mặn tại sông Cầu Đỏ. Dự án xây dựng với công suất nhà máy dự tính 120.000m3/ngày.
Tuy nhiên hiện dự án này đang bị "treo" vì chỉ đạo thay đổi chủ trương đầu tư. Theo đó, thay vì giao cho Dawaco làm chủ đầu tư như trước đây, thành phố có chủ trương đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án này theo hình thức BOT.
Ông Hồ Hương- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Thủy điện Đắk Mi 4 ở thượng nguồn đã phối hợp rất tốt nhưng chính họ cũng không có nước về hồ chứa. Do thời tiết bất thường, hiện tượng ít mưa trên thượng nguồn được các thủy điện nhận định với tần suất xuất hiện 50 năm mới gặp 1 lần.
Hiện nay nếu đúng theo quy trình vận hành xả nước thì thủy điện Đắk Mi 4 vào mùa mưa chỉ được 3m3/giây, nhưng họ đã hỗ trợ hết sức xả với lượng nước nhiều hơn. Nếu không hỗ trợ tình trạng thiếu nước sinh hoạt còn nghiêm trọng hơn. Công văn của UBND TP Đà Nẵng là để bổ sung hồ sơ sau này mà báo cáo thôi.
* Vẫn có nguồn nước tại đập An Trạch, tại sao những ngày qua tại lại xảy ra tình trạng nước chảy nhỏ giọt?
Ông Hồ Hương: Nước lấy về từ An Trạch chỉ đủ cho nhà máy nước số 1 và số 3 hoạt động, sản xuất ra lượng nước khoảng 220.000 m3/ngày. Trong khi đó nhu cầu thực dùng của tàn thành phố là 270.000 m3/ngày nên áp lực nước trong đường ống không đủ thành ra nhiều nơi hụt nước.
Bà Nguyễn Thị Hoa (61 tuổi), nhà K33 H1/8 Nam Cao, Đà Nẵng giặt quần áo bằng tay vì nước yếu máy giặt không hoạt động - Ảnh: TẤN LỰC
Có thể sẽ cấp nước theo giờ
* Có dư luận cho rằng Dawaco đang lấy người dân làm con tin và "thổi phồng" nguy cơ thiếu nước để đốc thúc thành phố đẩy nhanh tiến độ nhà máy nước tại Hòa Liên?
Chúng tôi hiểu những bức xúc của người dân và chia sẻ xáo trộn sinh hoạt do thiếu hụt nước trên toàn thành phố.
Với tư cách là người đứng đầu công ty, tôi khẳng định những số liệu chúng tôi công bố là hoàn toàn chính xác, không có chuyện "ghim nước" thổi phồng nguy cơ.
Những số liệu này có sự theo dõi của phòng quản lý hạ tầng, họ cũng có tài khoản để theo dõi những dữ liệu nước liên quan. Ngoài ra có hàng loạt đơn vị quan trắc, đài khí tượng cùng làm việc và cùng có số liệu nên chắc chắn không có sự gian dối.
Dù mở hết vòi nước trong nhà nhưng kim đồng hồ nước nhà một hộ dân vẫn không nhúc nhích- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Về quy hoạch nguồn nước, những năm qua chúng tôi liên tục nâng cấp các nhà máy nước với công suất vận hành tối đa là 330.000 m3 ngày nếu đủ nước thô.
Khi nguồn nước thô tại Cầu Đỏ bị nhiễm mặn những năm trước, chúng tôi đã trình ra nhiều phương án trong đó có phương án chống mặn tổng thể tại Cầu Đỏ và phương án xây nhà máy nước Hòa Liên lấy nước từ sông Cu Đê (huyện Hòa Vang).
Cả hai dự án này đều được trình lên lãnh đạo thành phố xem xét cân nhắc xem xét triển khai và hình thức đầu tư.
* Nếu tình trạng này thiếu hụt nước như hiện nay còn kéo dài, Dawaco có giải pháp gì?
Chúng tôi đã tính tới phương án cuối cùng là cấp nước luân phiên theo giờ tại từng khu vực để đảm bảo áp lực nước. Ví dụ như buổi sáng thì một vài quận có nước, buổi chiều thì cấp cho các quận khác.
Vì không thể dàn trải nên nếu thực hiện biện pháp này thì cần người dân chủ động tích trữ nước để sử dụng.
* Cảm ơn ông!
Tấm ảnh này phóng viên Tuổi Trẻ chụp vào ngày 7-11-2017. Cách đây một năm Đà Nẵng mưa trắng trời chia tách nhiều tuyến đường tại huyện Hòa Vang. Nhưng năm nay thì không có giọt mưa nào cả - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận