20/11/2007 09:39 GMT+7

"Đã chọn nghề giáo, không nghĩ đến chuyện được và mất"

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TT - Không hẹn mà gặp, cả ba giáo viên(*) mà PV Tuổi Trẻ trao đổi đều đúc kết như thế. Giữa vòng xoáy của cuộc sống, giữa cuộc bôn ba cơm áo gạo tiền, những người thầy đứng trên bục giảng vẫn đầy nhiệt huyết vì tương lai của học trò.

ngXG9e4W.jpgPhóng to
Giáo viên Nguyễn Thị Vân - Trường mầm non 4A, Q.Gò Vấp - trong tiết "Cô kể chuyện cháu nghe" - Ảnh: H.HG
TT - Không hẹn mà gặp, cả ba giáo viên(*) mà PV Tuổi Trẻ trao đổi đều đúc kết như thế. Giữa vòng xoáy của cuộc sống, giữa cuộc bôn ba cơm áo gạo tiền, những người thầy đứng trên bục giảng vẫn đầy nhiệt huyết vì tương lai của học trò.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

“Tôi không ép buộc, không đốc thúc học trò phải học môn của mình. Tôi thấy một điều: nếu tạo được sự thú vị trong mỗi tiết dạy thì HS sẽ quan tâm đến sinh học”. Thầy Nguyễn Kim Âu - giáo viên (GV) Trường THPT Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM - nói.

Thu hút học sinh

Và để tạo sự thú vị ấy, thầy Âu đã chọn nhiều cách: sau mỗi bài học là phần liên hệ với thực tế cuộc sống, tăng cường những tiết thực hành cho HS khám phá... Kể cả chuyện giới tính, tình yêu, hôn nhân - gia đình, thầy Âu cũng giải thích một cách cụ thể cho HS hiểu. Ông bày tỏ: “Vấn đề này phải nói cho HS hiểu rõ ràng, chứ úp úp mở mở rồi các em hiểu sai lệch còn

Cho đi và được nhận

Là GV giỏi cấp TP với hàng loạt thành tích trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, nhưng đến bây giờ thu nhập của cô Nguyễn Thị Vân vẫn ở mức 2,5 triệu đồng/tháng.

“Cái được nhất của người thầy giáo là tinh thần, là tình yêu thương của HS dành cho mình. Bạn biết không, chỉ cách đây vài hôm thôi, trong khi tôi chuẩn bị tiết dạy, thấy cô giáo toát mồ hôi, HS của tôi đã biết đi lấy nước mời cô uống. Rồi khi thấy tôi ngồi bệt trên sàn lớp, một bé khác đã lấy ghế, mời “Cô ngồi lên ghế nè cô”. Với người làm nghề đưa đò, còn niềm vui nào hơn thế” - cô tâm sự.

tai hại hơn”. Nhiều HS không ngại ngần đặt ra hàng loạt câu hỏi cho ông liên quan đến những vấn đề nhạy cảm đó. Điều này làm ông lạc quan: “Có thể mình đã tạo được niềm tin nơi HS. Môn nào cũng vậy, trước hết HS phải “thương” ông thầy, sau đó mới “thương” môn học ông thầy đó dạy”.

Ý thức rất rõ vị trí của môn địa lý nên thầy Huỳnh Tấn Dũng, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), tự đặt ra yêu cầu: “Phải làm sao để HS học địa lý với một sự thích thú, dễ hiểu bài, dễ thuộc bài và thuộc bài ngay tại lớp. Học trò bây giờ học hành quá nhiều, có những môn nặng nề, khô khan thì môn địa lý của tôi là môn giảm bớt căng thẳng cho HS”.

Thế nên “thầy Dũng đã mang hết tâm huyết của mình để dạy cho học trò”, nói như các GV ở Trường Trần Phú. Tâm huyết ấy được thể hiện bởi những ngày thầy lọ mọ đi kiếm vật dụng, tranh ảnh để làm đồ dùng dạy học, những bữa vắt óc để nghĩ ra vài câu chuyện vui vui lồng vào bài học cho HS đỡ chán.

Được và mất

Theo ban tổ chức giải thưởng Võ Trường Toản, một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà ban tổ chức xét trao giải cho các GV là sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình đứng lớp. Năm học này, hầu hết sáng kiến kinh nghiệm của GV đoạt giải đều có một đặc điểm chung: phục vụ tích cực cho công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, kích thích tư duy, sự sáng tạo và ham thích tìm tòi nơi HS.

Để có những sáng kiến chỉ trình bày trong vài trăm chữ, các thầy cô giáo đã phải đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc, hi sinh cả những sở thích của riêng mình, hi sinh cả khoảng thời gian rảnh quí báu đáng lẽ dành cho gia đình... Như cô giáo trẻ Nguyễn Thị Vân - Trường mầm non 4A, Q.Gò Vấp: tranh thủ thời gian nghỉ trưa, lấy cả thời gian rảnh buổi tối để làm đồ chơi cho các cháu, soạn giáo án mới, tìm ra những trò chơi mới. “HS mầm non mà, luôn luôn đòi hỏi sự đổi mới. Cái gì cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, các cháu sẽ chán ngay” - cô nói. Cô Vân kéo cả ông xã vào cuộc: “Vì anh ấy cũng thương trẻ nhỏ lắm”.

Đầu tư nhiều như thế, cuối cùng người GV sẽ được gì? Thầy Huỳnh Tấn Dũng đã cười rất lâu rồi trả lời rằng: “Đã chọn nghề giáo, đừng nghĩ đến chuyện được và mất. 31 năm đứng lớp, tôi chỉ biết một điều chắc chắn là không ai ép buộc tôi phải tìm tòi, phải sáng tạo cả. Tôi thấy HS cần thì làm, thế thôi”. Rồi ông trầm ngâm: “Tôi đã kiểm nghiệm qua thực tế rồi. Tiết dạy nào mình soạn bài không kỹ, chính bản thân tôi cũng thấy chán, đừng nói chi đến HS”.

Thầy Nguyễn Kim Âu chiêm nghiệm: “Nếu ông thầy suốt ngày chăm chăm nghĩ đến chuyện được gì và mất gì thì sẽ không thể cho ra đời những sáng kiến kinh nghiệm. Bởi đối với nghề giáo, đâu phải việc làm nào cũng mang lại tiền bạc. Nó mang lại nhiều giá trị ý nghĩa hơn tiền...”.

(*) Ba GV trong tổng số 30 GV ở TP.HCM được trao giải thưởng Võ Trường Toản - giải thưởng do Sở GD-ĐT TP.HCM, báo Sài Gòn Giải Phóng và Công ty Prudential VN bình chọn dành cho những GV có nhiều đóng góp cho sự nghiệp trồng người.

HOÀNG HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên