02/06/2022 20:44 GMT+7

Cuộc 'lai ghép' lạ mắt giữa nhiếp ảnh và hội họa trong tác phẩm Lê Thanh Hải

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Tác phẩm của Lê Thanh Hải không phải là tranh cực thực, càng không phải là nhiếp ảnh. Chúng bao gồm cả hai.

Cuộc lai ghép lạ mắt giữa nhiếp ảnh và hội họa trong tác phẩm Lê Thanh Hải - Ảnh 1.

Các tác phẩm của nghệ sĩ Lê Thanh Hải

Lê Thanh Hải vốn nổi danh ở mảng nhiếp ảnh. 30 năm cầm máy đã cho anh những bức chân dung đẹp của các ca sĩ, người mẫu từ buổi ban đầu sự nghiệp cho đến khi nổi tiếng, từ Hồ Ngọc Hà cho đến Thủy Hương, Tinna Tình.

Thế nhưng, ít người biết nhiếp ảnh chỉ đến từ quá trình anh mày mò tự học, còn hội họa mới là con đường anh đã chọn với hai tấm bằng từ Trường Mỹ thuật Pha lê Bohemia (Tiệp Khắc) và Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội.

Làm công việc chụp ảnh nhưng vẫn dành thời gian sáng tác tranh, Lê Thanh Hải đã có những tác phẩm thú vị khi kết hợp cả hai loại hình tưởng chừng đối nhau chan chát.

Từ nay đến ngày 12-6, Lê Thanh Hải sẽ tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên Sắc xưa tại ATC Gallery (100 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM).

Là người ưa tìm tòi, Lê Thanh Hải đã tự chế tạo những chiếc máy ảnh có độ chính xác cực cao, dùng máy in laser để in ảnh ra giấy dó làm âm bản. Sau đó, anh sử dụng độ ẩm chuyển âm bản giấy dó nói trên thành phác thảo tranh trên một bản giấy dó khác.

Tiếp đến, anh dùng màu nước, độ ẩm phù hợp biến phác thảo thành một bức tranh hoàn chỉnh. Trong quá trình sáng tạo, Lê Thanh Hải đã tạo ra 6 máy ảnh khác nhau, 40 mẫu họa tiết bề mặt (texture).

Tôi là một người cực kỳ yêu cái đẹp và luôn tìm mọi cách để tôn vinh những đường nét của phụ nữ đẹp, tĩnh vật, trước đây là bằng nhiếp ảnh, tranh vẽ và giờ là cả hai”

Nghệ sĩ Lê Thanh Hải chia sẻ về cảm quan thẩm mỹ của mình.

Rất khó để nhận ra ranh giới thể loại trong tác phẩm của Lê Thanh Hải, các chi tiết sắc nét của ảnh chụp được màu vẽ chần lên, có khi để tôn lớp vảy sặc sỡ của những con cá, có lúc lại dìm sáng - tối đằng sau người mẫu, tạo nên một không gian hư thực và kỳ ảo.

Trong số 50 tác phẩm trưng bày, có 8 bức tranh sơn dầu được mang đến để công chúng thấy sự đa dạng trong sáng tác của anh và thể hiện một góc nhìn khác về Lê Thanh Hải khi tách khỏi nhiếp ảnh.

Xuyên suốt các tác phẩm, có thể thấy Lê Thanh Hải nặng lòng với truyền thống. Nhân vật của anh thường vận áo dài, yếm, cổ phục và bối cảnh đằng sau thường là bức tường gạch, ngôi nhà gỗ. Sau khi thử nghiệm qua hàng chục chất liệu, anh chọn giấy dó để in ảnh vì chúng gần gũi với đôi mắt người Việt và giúp anh bày tỏ tình cảm chân phương của mình.

Một số tác phẩm của Lê Thanh Hải:

Cuộc lai ghép lạ mắt giữa nhiếp ảnh và hội họa trong tác phẩm Lê Thanh Hải - Ảnh 3.
Cuộc lai ghép lạ mắt giữa nhiếp ảnh và hội họa trong tác phẩm Lê Thanh Hải - Ảnh 4.
Cuộc lai ghép lạ mắt giữa nhiếp ảnh và hội họa trong tác phẩm Lê Thanh Hải - Ảnh 5.
Cuộc lai ghép lạ mắt giữa nhiếp ảnh và hội họa trong tác phẩm Lê Thanh Hải - Ảnh 6.
Cuộc lai ghép lạ mắt giữa nhiếp ảnh và hội họa trong tác phẩm Lê Thanh Hải - Ảnh 7.
Cuộc lai ghép lạ mắt giữa nhiếp ảnh và hội họa trong tác phẩm Lê Thanh Hải - Ảnh 8.
Cuộc lai ghép lạ mắt giữa nhiếp ảnh và hội họa trong tác phẩm Lê Thanh Hải - Ảnh 9.
Đạo diễn Xuân Phượng: Đạo diễn Xuân Phượng: 'Người đàn bà thép' của hội họa Việt

TTO - 'Sợ? Tôi là dân phóng viên chiến trường, tôi chả sợ gì!' - đạo diễn Xuân Phượng nói với cặp mắt mở to. 30 năm trước, cũng với đôi mắt này, bà bạo gan mở phòng tranh tư nhân đầu tiên ở Sài Gòn.

MAI THỤY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên