02/03/2005 15:03 GMT+7

Cuộc chạy đua của các nhà máy bia

Theo Sài Gòn Giải Phóng
Theo Sài Gòn Giải Phóng

Theo kế hoạch, trong thời gian tới sẽ có hàng loạt dự án đầu tư các nhà máy sản xuất bia, đưa tổng công suất lên 2,5 tỷ lít vào năm 2010. Thế nhưng, ngay từ bây giờ cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà máy bia trên thị trường đã bắt đầu.

XULowE8c.jpgPhóng to
Theo kế hoạch, trong thời gian tới sẽ có hàng loạt dự án đầu tư các nhà máy sản xuất bia, đưa tổng công suất lên 2,5 tỷ lít vào năm 2010. Thế nhưng, ngay từ bây giờ cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà máy bia trên thị trường đã bắt đầu.

Bia dội chợ?

Trong năm 2004, Tổng Công ty Bia- Rượu và Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đạt sản lượng hơn 403 triệu lít bia các loại, trong đó có 268 triệu lít bia sản xuất tại đại bản doanh Công ty Bia Sài Gòn. Số còn lại gia công tại 10 nhà máy bia địa phương. Với phương thức gia công, Bia Sài Gòn đã tăng nhanh được năng lực sản xuất, không phải bỏ vốn đầu tư nhưng vẫn có sản phẩm phục vụ thị trường.

Trong khi đó, các nhà máy bia địa phương, sau khi đầu tư thiết bị lại không có thương hiệu, khi nhận gia công được lợi là vừa huy động được máy móc thiết bị vừa giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương.

Các nhà máy gia công nhãn hiệu Bia Sài Gòn nằm rải đều trên các địa phương từ Nam ra Bắc, đó là bia Phú Yên, Dung Quất, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Đồng Xuân (Phú Thọ), Việt Trì (Vĩnh Phúc), Hương Sen (Thái Bình), Phương Nam (TPHCM).

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp cũng tăng tốc đầu tư mở rộng công suất đưa tốc độ phát triển ngành bia lên rất cao, bình quân trên 20%/năm. Năm 2003 công suất bia cả nước đạt 1,29 tỷ lít, năm 2004 đạt 1,37 tỷ lít và năm 2005 dự kiến đạt gần 1,5 tỷ lít, tức là đã đạt công suất quy hoạch dự kiến vào năm... 2010. Đến nay, nhiều thương hiệu đã khẳng định tên tuổi, tạo được “gu” trong từng giới tiêu dùng và có khả năng hội nhập như Sài Gòn, Sài Gòn Special, 333, Hà Nội, Heineken, Tiger, Halida, Carlsberg, Huda, Foster’s, Larue…

Nội, ngoại đua tranh

Ông Nguyễn Bá Thi, Chủ tịch HĐQT Sabeco, nhận xét, hiện nay nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư vào phát triển năng lực sản xuất bia, bất kể qui hoạch ngành. Theo qui hoạch mới điều chỉnh, đến năm 2010 năng lực sản xuất toàn ngành sẽ đạt 2,5 tỷ lít/năm, tăng 1 tỷ lít bia so với qui hoạch cũ. Các dự án lớn đang được gấp rút triển khai là Habeco đầu tư mới một dự án sản xuất bia tại Vĩnh Phúc có công suất 100 triệu lít/năm, có khả năng mở rộng lên 200 triệu lít/năm vào năm 2010; mở rộng Nhà máy Bia Thanh Hóa và tiếp nhận Công ty Bia Hải Dương và Quảng Bình về làm công ty con và đầu tư để nâng công suất 2 nhà máy này.

Còn Sabeco sẽ tiếp tục nâng công suất Nhà máy Bia Cần Thơ từ 15 triệu lít lên 50 triệu lít/năm, Sài Gòn-Phú Yên từ 15 triệu lít lên 50 triệu lít/năm, Bia Hà Tĩnh từ 15 triệu lít lên 30 triệu lít/năm; thực hiện đầu tư mới Nhà máy Bia Củ Chi công suất 100 triệu lít/năm có khả năng mở rộng lên 200 triệu lít/năm, đầu tư Nhà máy Bia Bạc Liêu 15 triệu lít/năm, đầu tư nhà máy bia tại Quảng Nam hoặc Quảng Ngãi có công suất 50 triệu lít/năm. Ông Nguyễn Bá Thi cho biết, song song đó, hai tổng công ty tiếp tục nhận một số nhà máy bia địa phương có thiết bị tiên tiến, gia công đạt yêu cầu để các doanh nghiệp này trở thành công ty con.

Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cuộc tranh đua mở rộng năng lực sản xuất cũng không kém phần sôi nổi. Một số doanh nghiệp đã đạt công suất cho phép nay xin tăng công suất như Bia Việt Nam từ 150 triệu lít nâng lên 230 triệu lít/năm. Công ty Bia Huế đầu tư mới nhà máy 50 triệu lít tại Phú Bài, Nhà máy liên doanh Đông Hà-Huda (Quảng Trị) đầu tư thêm 30 triệu lít/năm, Công ty Foster’s Đà Nẵng mở rộng công suất từ 45 triệu lên 75 triệu lít/năm.

Mới đây, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cũng chính thức thông báo sẽ đầu tư gần 300 tỷ để xây dựng nhà máy bia. Một số hãng bia nổi tiếng của Mỹ, Nam Phi, Đan Mạch cũng đang xúc tiến tìm hiểu thị trường và có xu hướng hợp tác liên doanh với doanh nghiệp trong nước để góp vốn sản xuất bia phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Điều đáng nói là ngành bia chủ yếu phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, việc trồng thử nghiệm đại mạch chưa cho kết quả khả quan. Do vậy, hướng tới đây sẽ chỉ là nhập khẩu đại mạch để chế biến malt cung ứng cho sản xuất. Công ty TNHH Đường Man sẽ đầu tư nâng công suất chế biến malt từ 50.000 tấn/năm lên 100.000 tấn/năm. Sabeco và Habeco cũng đang nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy chế biến có công suất 100.000 tấn/năm.

Theo Sài Gòn Giải Phóng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên