09/03/2022 16:30 GMT+7

‘Cuộc cách mạng công nghệ’ trong điều trị can thiệp mạch xâm lấn tối thiểu DSA

T.D.V
T.D.V

Robot can thiệp mạch máu - Đây được xem là một xu hướng mới của can thiệp xâm lấn tối thiểu trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong tương lai không xa.

‘Cuộc cách mạng công nghệ’ trong điều trị can thiệp mạch xâm lấn tối thiểu DSA - Ảnh 1.

TS.BS J.Aaron Grantham, Bệnh viện Saint Luke, Hoa Kỳ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, từ năm 2016, các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong tổng số 77% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam, có gần 70% số ca đến từ nguyên nhân do bệnh tim mạch.

Với sự phát triển liên tục của công nghệ và số hóa chăm sóc sức khỏe, số lượng ca tử vong có thể được giảm thiểu một cách đáng kể thông qua áp dụng các ứng dụng kỹ thuật mới. Hiện nay một số Bệnh viện hàng đầu trên thế giới đã bắt đầu triển khai kỹ thuật can thiệp mạch máu bằng Robot.

Tại sao sử dụng Robot can thiệp mạch máu là xu hướng?

Việc sử dụng Robot trong chẩn đoán và điều trị từ lâu được đánh giá mang lại độ chính xác cao. Dưới sự điều khiển của bác sĩ can thiệp, các kỹ thuật khó và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết được thực hiện một cách chuẩn xác, nhanh chóng, giúp giảm thiểu tối đa những sai sót không mong muốn.

Sự hỗ trợ của Robot giúp đi qua các tổn thương mạch máu phức tạp dễ dàng hơn và giúp cho việc chọn kích thước stent trở nên dễ dàng hơn nhờ tính năng đo được độ dài tổn thương.

Robot can thiệp mạch máu có thể được thực hiện từ xa giữa các cơ sở can thiệp qua internet, giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn giới hạn địa lý. Từ đó tạo ra mạng lưới kết nối các hệ thống can thiệp rộng rãi, nâng cao tiêu chuẩn can thiệp, năng lực điều trị cho các trung tâm can thiệp, hội chẩn hỗ trợ từ xa.

Robot can thiệp mạch máu là trợ thủ đắc lực cho bác sĩ can thiệp. Bác sĩ can thiệp không cần phải đứng trực tiếp cạnh bàn điều khiển, thay vào đó là thực hiện thủ thuật qua thiết bị điều khiển từ xa.

Theo TS.BS J.Aaron Grantham - Giám đốc trung tâm đào tạo chuyên khoa về tim mạch, Bệnh viện Saint Luke, Thành phố Kansas, Hoa Kỳ:

"Một ưu điểm chính đối với bác sĩ khi sử dụng hệ thống robot là giảm mức độ phơi nhiễm bức xạ tia X. Nó làm giảm 95% liều xạ đồng thời cũng làm giảm tác động ảnh hưởng về cân nặng của áo chì. 30% bác sĩ tim mạch can thiệp gặp phải các vấn đề về lưng, và tôi nghĩ chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ đó bằng cách sử dụng robot".

Chính vì những hiệu quả tối ưu đó mà Robot Corindus của hãng Siemens Healthineers đã được FDA, CE công nhận và đưa vào sử dụng thường quy tại những trung tâm hàng đầu của châu âu và mỹ.

Triển vọng phát triển công nghệ Robot can thiệp mạch máu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công nghệ Robot can thiệp mạch máu là một kỹ thuật mới và hiện được chú trọng ưu tiên phát triển. Tại hội thảo "Can thiệp tim mạch bằng Robot, hiện tại và tương lai", tổ chức tháng vào 04/2021 vừa qua bởi công ty TNHH Siemens Healthcare và bệnh viện Thống Nhất, công nghệ này lần đầu tiên được giới thiệu.

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS. BS. Hồ Thượng Dũng, Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam đã chia sẻ rằng: "Mô hình đào tạo triển khai hệ thống robot can thiệp mạch máu sẽ giúp các bác sĩ tim mạch hiểu cơ chế vận hành và có thể thực hành việc đưa các thiết bị (dây dẫn, bóng, stent) vào trong động mạch vành của bệnh nhân bằng robot.

Từ đó, bác sĩ cảm nhận được việc can thiệp mạch vành có sự trợ giúp của robot là khả thi, hiệu quả và gần gũi. Việc can thiệp mạch vành qua robot chắc chắn sẽ mở ra triển vọng lớn cho ngành tim mạch can thiệp ở Việt Nam".

‘Cuộc cách mạng công nghệ’ trong điều trị can thiệp mạch xâm lấn tối thiểu DSA - Ảnh 2.

PGS.TS.BS. Hồ Thượng Dũng, Chủ tịch Hội tim mạch Can thiệp Việt Nam và ông Philipp Breschan, Giám đốc điều hành, Công ty TNHH Siemens Healthcare thảo luận tại Hội thảo Can thiệp tim mạch bằng Robot, hiện tại và tương lai

Hy vọng trong tương lai gần ngành y tế Việt Nam có thể tiếp cận được những công nghệ điều trị hiện đại này, giúp nâng cao hiệu quả trong việc điều trị can thiệp nội mạch cho bệnh nhân.

T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên