13/04/2025 17:56 GMT+7

Tỉ giá leo thang và giá vàng tăng vọt liệu có kiềm chế đà tăng chứng khoán?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua giai đoạn biến động nhanh, mạnh nhất trong lịch sử trước những tác động từ câu chuyện thuế quan.

Tỉ giá leo thang và giá vàng tăng vọt liệu có kiềm chế đà tăng chứng khoán? - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua cơn biến động

Tỉ giá leo thang khiến lợi suất đầu tư ròng của khối ngoại giảm đáng kể. Trong khi, sự tăng tốc của giá vàng cũng đồng nghĩa với việc dòng tiền đầu cơ và đầu tư ngắn hạn có xu hướng chuyển dịch sang kênh này.

Sau khi vấn đề thuế quan hạ nhiệt, giới đầu tư lại chuyển dần sự chú ý sang biến động tỉ giá và giá vàng - những ẩn số có tác động về mặt tâm lý thị trường chứng khoán.

Trong báo cáo chiến lược vừa công bố, đội ngũ phân tích Chứng khoán Tiên Phong (TPS) chỉ ra những tác động của các yếu tố nêu trên tới thị trường giai đoạn này.

Theo báo cáo, mối quan hệ giữa tỉ giá USD/VND và hành vi dòng vốn ngoại trở nên nhạy cảm hơn trong giai đoạn gần đây.

Nhìn lại, kể từ sau năm 2015 đến 2021, biến động tỉ giá tương đối ổn định, không có nhiều đợt tăng đột biến và không tạo ra phản ứng rõ rệt từ khối ngoại.

Tuy nhiên kể từ năm 2022 trở đi, khi tỷ giá có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là vượt vùng 24.000 VND/USD, thị trường chứng khoán ghi nhận sự đảo chiều quyết liệt của dòng vốn ngoại.

Trong năm 2024 ngay sau khi tỷ giá vượt mốc 25.000, xu hướng bán ròng gia tốc mạnh mẽ, tạo nên một giai đoạn rút vốn kéo dài và quyết liệt

"Việc tỷ giá leo thang khiến lợi suất đầu tư ròng (sau quy đổi) của khối ngoại giảm đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất USD duy trì ở mức cao hơn lãi suất VND", ông Trương Đắc Nguyên - trưởng bộ phận Phân tích chiến lược thị trường TPS – cho hay.

Bên cạnh đó, diễn biến tỉ giá mạnh lên cũng thường đi kèm với rủi ro vĩ mô gia tăng - điều khiến dòng vốn ngoại trở nên thận trọng và có xu hướng rút lui khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Với đà lao dốc của dòng tiền ngoại như hiện nay, áp lực lên thị trường chứng khoán sẽ không chỉ mang tính thanh khoản, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, đặc biệt trong các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và ngành có tỉ trọng sở hữu nước ngoài cao, theo chuyên gia TPS.

Còn với giá vàng, dữ liệu trong hai năm gần đây cũng chỉ ra mối liên hệ ngày càng chặt chẽ giữa thị trường kim loại quý này với tỉ giá USD/VND, đặc biệt kể từ quý 2-2024 - thời điểm Chính phủ bắt đầu can thiệp mạnh hơn vào thị trường vàng trong nước.

Trước đó, giá vàng SJC thường xuyên cao hơn đáng kể so với giá vàng thế giới, thể hiện sự lệch pha rõ rệt do yếu tố cung hạn chế và cơ chế quản lý riêng biệt. Tuy nhiên, kể từ khi có sự can thiệp điều tiết cả về nguồn cung lẫn chính sách, mức chênh lệch này đã được thu hẹp.

"Cùng thời điểm đó, dữ liệu cũng cho thấy tỉ giá USD/VND tiếp tục xu hướng tăng ổn

định. Song từ quý 3-2024 đến nay, cả ba biến số: giá vàng thế giới, giá vàng trong nước và tỉ giá USD/VND đều tăng mạnh mẽ và song hành, phản ánh tâm lý phòng thủ của nhà đầu tư trong bối cảnh bất ổn vĩ mô gia tăng", chuyên gia TPS chỉ ra.

Theo ông Nguyên, sự tăng tốc của giá vàng cũng đi kèm với việc dòng tiền đầu cơ và đầu tư ngắn hạn có xu hướng chuyển dịch sang kênh vàng - một loại tài sản có tính thanh khoản cao và tâm lý "trú ẩn an toàn". Trong bối cảnh này, vàng trở thành hàng cạnh tranh trực tiếp với thị trường chứng khoán.

Các Chi cục Thuế khu vực đã có tiền để trả lương, điện, nước... - Ảnh 2.Ủy ban Kinh tế: Không để sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn công việc, ảnh hưởng người dân

Theo tờ trình của Chính phủ, với mục tiêu tăng trưởng điều chỉnh là 8%, quy mô GDP sẽ đạt trên 500 tỉ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD và CPI tăng 4,5-5%.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên