![]() |
TS Phạm Duy Nghĩa |
Chỉ một thoáng mắc mớ là ở cái trung tâm sang trọng ấy hình như có phần của Công ty 990 - một doanh nghiệp nhà nước thuộc chủ quản của hậu cần Công an TP.HCM. Ngoài giữ vững sự bình yên, ngành công an có nên vất vả duy trì công việc kinh doanh từ may mặc, in ấn tới khách sạn nhà hàng?
Vào cái thời ngành ngành đều phải lăn lộn tập kinh doanh để lo bù đắp cho mọi sự thiếu thốn từ bao cấp, việc hải quan, công an, quân đội, thậm chí một số trường đại học cũng mở cơ sở sản xuất, dịch vụ là điều dễ hiểu. Chỉ có điều nếu điều ấy kéo dài mãi, một ngành khiêm tốn như Bộ NN&PTNN đã phải quản lý hơn 200 doanh nghiệp, quan chức nước ta e sẽ quá bận với thu chi lỗ lãi và mưu kế cạnh tranh mà có thể sao nhãng việc chính phải làm chăng?...
Trung Quốc cấm quân đội, cảnh sát làm kinh tế Trong thời gian chuẩn bị việc gia nhập WTO và nhằm tăng cường tính liêm chính, năm 1998 lãnh đạo Trung Quốc ra lệnh cấm quân đội và lực lượng cảnh sát tham gia các hoạt động kinh doanh. Như thế quyền lợi kinh tế và thương mại tại 20.000 doanh nghiệp đã được chuyển sang sự kiểm soát và điều hành dân sự. Trước đó, doanh thu từ các hoạt động kinh tế của quân đội và cảnh sát được ước tính vượt qua ngân sách quân sự gần 10 tỉ USD, phần lớn từ các hoạt động vận tải, hầm mỏ, địa ốc, điểm vui chơi về đêm... Đây là một động thái nhằm ngăn chặn tình trạng lực lượng vũ trang Trung Quốc sao nhãng nhiệm vụ và quá tập trung vào việc kinh doanh. Bên cạnh đó, nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế cũng nhằm tạo ra một nền tảng thị trường tốt hơn bằng việc phân lập lợi ích chính trị, quân sự và kinh tế. Được biết đến năm 1999, đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã ngừng kiểm soát trực tiếp các hoạt động sản xuất và kinh doanh. |
Các công ty này sẽ do những tổ chức quản lý và kinh doanh vốn của nhà nước được ủy thác quản lý. Tổng công ty Quản lý và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã là một tổ chức như vậy. Những người quản tài chuyên nghiệp này rồi đây sẽ phải chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội và hội đồng nhân dân địa phương, bởi việc sử dụng tiền dân nên được báo cáo trực tiếp với đại biểu của nhân dân.
Mô hình và những bước chuyển đổi cụ thể đã được vạch ra. Tới đây, các doanh nghiệp nhà nước phải được chuyển thành các công ty hoạt động theo một đạo luật chung áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Một danh sách ấn định ngành nghề mà Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn trong các công ty cũng đã được Chính phủ công bố cuối tháng 3-2007, theo đó may mặc hay kinh doanh nhà hàng khách sạn... hoàn toàn có thể được chuyển giao cho khu vực kinh tế dân doanh mà không cần được kinh doanh bởi các cơ quan nhà nước, ví dụ bởi ngành quân đội hay công an.
Một chính quyền mạnh trước hết là một chính quyền gọn. Muốn thu gọn, phải tách khỏi chính quyền những cơ quan không có chức năng làm chính sách, bắt đầu bằng những dịch vụ kinh doanh thương mại thuần túy, tiếp tới là các dịch vụ công như đăng ký, quản lý công sản, bảo tồn.
Xã hội lớn như có thể, chính quyền gọn nhẹ như cần thiết, để làm được điều ấy nền hành chính từ xã tới tỉnh và Chính phủ trung ương đang cần tới những cuộc cải cách nho nhỏ, trước hết để xác định đúng việc mà nền hành chính cần làm.
Chỉ đúng việc, đặt đúng tên, dường như nền hành chính đang trên đường tìm lại chính danh của mình.
Liên doanh Công ty 990 (CA TP.HCM) - Food Centre: Xung đột trách nhiệm & lợi ích
"Chính trị, an ninh là cơ quan quản lý nhiều quyền lực hơn cả. Kết hợp với doanh nghiệp, ràng buộc lợi ích, tính nghiêm minh, khách quan sẽ khó đảm bảo..." Chiến dịch triệt phá các tụ điểm đánh bạc tại TP.HCM vừa qua đã phát hiện một tụ điểm có vốn góp của doanh nghiệp (DN) thuộc ngành công an, đó là khách sạn Food Centre of Saigon. Đơn vị này là liên doanh có phần góp vốn của Công ty 990 thuộc Công an TP.HCM... TS LÊ ĐĂNG DOANH đã trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này. * Ông nhận xét gì về chuyện này từ góc độ quản lý? - Công an có nhiệm vụ chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố. Công ty 990 của công an lại liên doanh với Food Centre để kinh doanh nhà hàng khách sạn và “vui chơi có thưởng” cũng trên địa bàn này. Về lý thuyết thì đây là hiện tượng “xung đột lợi ích”. Tức là lợi ích của nhân dân giao cho Công an thành phố chống tệ nạn xã hội và lợi ích của cơ quan công an từ lợi nhuận của Công ty 990 bị xung đột. Đây là điều tối kỵ trong quản lý. * Tình trạng “xung đột lợi ích” như trên phổ biến đến mức nào trong nền kinh tế hiện nay? Ông đánh giá như thế nào về tình trạng này? - Có thể nói bất cứ cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chính trị nào có DN thuộc cấp hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận thì đều có thể dẫn đến xung đột lợi ích. Điều đó đã thể hiện ở các vụ việc như vụ án Lã Thị Kim Oanh, những sai phạm trong ngành hàng không... Cơ chế cơ quan chủ quản đã đẻ ra các xung đột đó. Theo qui định hiện nay: DN thuộc các cơ quan chủ quản nhà nước, ngoài phần nghĩa vụ nộp thuế thì họ còn phải nộp lợi nhuận thường kỳ cho các cơ quan chủ quản. Như vậy những cơ quan hành chính, lực lượng vũ trang hay tổ chức chính trị vừa ăn lương ngân sách để thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao lại vừa hưởng lợi ích vật chất từ DN. Hai nguồn lợi này tất nhiên không phải luôn trùng mục đích. Đó là về mặt công khai. Trên thực tế, nhiều DN còn có đóng góp vật chất khác cho cơ quan chủ quản, lãnh đạo cơ quan chủ quản bằng nhiều hình thức khác nữa... Tóm lại khi nào cơ chế cơ quan chủ quản là các tổ chức chính trị còn tồn tại thì tình trạng xung đột lợi ích chưa thể loại bỏ. Càng nguy hiểm hơn khi mối xung đột đó thuộc lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng vì đây là những cơ quan quản lý có nhiều quyền lực hơn cả. Với nguồn lực và quyền lực sẵn có vượt trội so với các DN khác, các đơn vị kinh tế đặc biệt này trở nên rất mạnh. - Cơ quan kiểm tra, giám sát đầu tiên và bao trùm nhất chính là đơn vị chủ quản. Vì họ có thể cấp vốn, trụ sở, bổ nhiệm nhân sự, quyết định về chủ trương, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh... của DN trực thuộc. Ngoài ra, về nguyên tắc thì hàng loạt cơ quan thanh tra, giám sát thuộc nhiều cấp, nhiều ngành khác cũng có quyền giám sát, kiểm tra. Nhưng thực tế quyền phán quyết cuối cùng và có trọng lượng nhất vẫn là cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, khi bị ràng buộc lợi ích thì điều này khiến tính nghiêm minh, khách quan rất khó đảm bảo. Riêng với lực lượng vũ trang thì công tác kiểm tra, kiểm toán rất khó thực hiện đúng nguyên tắc bởi sẽ vấp phải nguyên tắc “bí mật” của ngành. Ở đây một mâu thuẫn nữa lại nảy sinh. Đó là an ninh quốc phòng cần bí mật nhưng DN cần minh bạch, công khai. Sự xung đột đó lại có thể nảy sinh tiêu cực. Đó cũng là những nguyên nhân chính khiến từ trước tới nay chưa bao giờ cơ quan chủ quản, kể cả các cơ quan chuyên bảo vệ pháp luật, phát hiện thấy những sai phạm của DN trực thuộc. * Thưa ông, trên thế giới, những xung đột lợi ích tại các đơn vị “kinh tế đặc biệt” này được giải quyết ra sao? - Ngoại trừ Trung Quốc thì không có quốc gia nào lực lượng an ninh, quốc phòng được làm kinh tế. Nhưng Trung Quốc đến nay cũng đã chấm dứt tình trạng này bằng cách tăng thu nhập cho nhân viên an ninh quốc phòng và tách hoạt động kinh doanh khỏi lực lượng này. * Ở VN chúng ta đã nhìn nhận và giải quyết ra sao, thưa ông? - Về văn bản, chúng ta đã có luật qui định về phần nghĩa vụ công chức nhằm tránh xung đột lợi ích. Với toàn nền kinh tế, chúng ta đã có lộ trình đến năm 2011 chấm dứt toàn bộ hệ thống chủ quản DN là các cơ quan nhà nước. Tất cả DN nhà nước đều phải chịu chi phối theo Luật DN. Riêng với khu vực lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị chúng ta đã có nghị quyết T.Ư 4 khóa 10 chỉ đạo tách hoạt động kinh doanh ra khỏi lực lượng này. Về chủ trương chúng ta đã có hướng đi rõ ràng. Việc còn lại là tổ chức thực hiện. * Xin cảm ơn ông. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận