Công tố viên cấp cao Preet Bharara của bang Manhattan là một trong những người bị buộc phải từ chức - Ảnh: AFP |
Thông thường các tổng thống, như AFP đưa tin, hay yêu cầu những người được bổ nhiệm chính trị tại một một số cơ quan phải từ chức khi họ mới nhậm chức. Tuy nhiên bước đi bất ngờ trong quyết định nhân sự tại Sở Tư pháp khiến nhiều người rất ngạc nhiên vì có quá nhiều nhân sự bị buộc phải rời đi cùng lúc.
Công tố viên cấp cao Preet Bharara của bang Manhattan là một trong những người bị buộc phải từ chức dù ông Bharara từng gặp ông Trump trước khi tỉ phú này nhậm chức tổng thống và cho biết ông được yêu cầu ở lại.
Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Sarah Isgur Flores ngày 10-3 cho biết Bộ trưởng Tư pháp Jeff Session đã yêu cầu "tất cả 46 công tố viên còn lại được tổng thống trước bổ nhiệm hãy từ chức để đảm bảo một sự chuyển đổi thống nhất".
"Cho đến khi các luật sư mới của Mỹ được bổ nhiệm, 46 công tố viên tận tụy này tại các văn phòng của Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục công việc tuyệt vời của bộ trong công tác điều tra, truy tố và ngăn chặn các tội phạm bạo lực" - bà Flores thông tin thêm.
Sau đó, phát ngôn viên Peter Carr của Bộ Tư pháp nói rằng ông Trump đã yêu cầu 2 trong số 46 công tố viên bên trên ở lại. Một là quyền thứ trưởng Bộ Tư pháp Dana Boente và người mà ông Trump chọn để tiếp nhận vị trí đó là Rod Rosenstein.
"Tổng thống đã gọi Dana Boente và Rod Rosenstein để thông báo với họ rằng ông bác đơn từ chức của họ và họ sẽ vẫn ở tại vị trí hiện tại của mình" - ông Carr cho biết.
Hiện vẫn chưa rõ ông Trump có bác thêm đơn từ chức của công tố viên nào khác hay không.
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại thượng viện Chuck Schumer cho biết ông khó có thể hiểu được yêu cầu từ chức hàng loạt của chính quyền đối với các công tố viên, đặc biệt là ông Bharara. Ông Schumer cho biết việc này chưa từng xảy ra trong quá khứ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận