19/11/2018 09:48 GMT+7

Công nghệ Việt - Trí tuệ Việt

BÍCH HƯỜNG thực hiện
BÍCH HƯỜNG thực hiện

Trên con đường thiên lý Nam - Bắc bây giờ, đi qua Khánh Hòa - Phú Yên không còn phải quanh co 10km trên con Đèo Cả nguy hiểm bậc nhất nước nữa. Nay đã có hầm Đèo Cả, xe cộ bon bon.

Công nghệ Việt - Trí tuệ Việt - Ảnh 1.

Hầm Đèo Cả - Ảnh: Phó Bá Cường

Đi trong lòng hầm, không chỉ có cảm giác an toàn mà hành khách còn mãn nhãn chiêm ngưỡng một công trình hiện đại. Điều đáng chiêm ngưỡng hơn nữa, ít người biết: công trình khoan hầm Đèo Cả được thực hiện hoàn toàn bởi công nghệ Việt, nhân công Việt, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (Tập đoàn Đèo Cả) thực hiện.

Tác giả, "công trình sư" của công trình kỳ vĩ này là ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả. Ông cho biết: "Chỉ thuê tư vấn thiết kế, giám sát là người nước ngoài có uy tín, còn lại là nguồn lực trong nước, nhà đầu tư trong nước, nhà thầu thi công trong nước, nguồn vốn trong nước. Thế nên công trình vừa đảm bảo chất lượng vừa rất tiết kiệm".

* Thưa ông, hầm Đèo Cả có phải là công trình đầu tiên do người Việt làm chủ công nghệ khoan hầm với tiêu chuẩn quốc tế?

img_7537

Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả

* Tập đoàn Đèo Cả đã đặt ra mục tiêu chiến lược trong định hướng phát triển của mình trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?

- Đích đến của chúng tôi là chân trời phía trước. Sau khi hoàn thành hầm Cổ Mã vào tháng 9-2015, hầm Đèo Cả tháng 7-2017, tiếp tục thực hiện cam kết với Bộ GTVT là hoàn thành hầm Cù Mông vào đầu quý I năm 2019 và hầm Hải Vân quý IV năm 2020. Đồng thời, hoàn thành tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn với chiều dài 64km, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng chiều dài 43km, đáp ứng thông xe vào năm 2019-2020.

"Nếu gặp núi cao thì làm hầm xuyên núi; gặp thung lũng thì bắc cầu; gặp rào cản về cơ chế chính sách phải bình tĩnh để tháo gỡ" - Quan niệm và triết lý đó của chúng tôi nhằm tạo dựng những cung đường sinh thái thân thiện với môi trường, góp phần tạo ra cuộc sống sung túc, hạnh phúc cho cộng đồng. Đó chính là mục tiêu chiến lược của chúng tôi "những con người Đèo Cả".

- Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả, một dự án ra đời từ nghiên cứu ban đầu của một cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản với tổng mức đầu tư (TMĐT) là 21.000 tỉ đồng. Sau đó, một tập đoàn của Pháp nghiên cứu rà soát đã hạ TMĐT còn 15.603 tỉ đồng với hướng tuyến đưa ra là 5,6km chiều dài hầm. Tôi suy nghĩ: tại sao không thể tiết kiệm hơn, để dành tiền cho nhiều công trình khác?

Tình huống đó buộc tôi suy nghĩ, và suy nghĩ rất nhiều. Tôi đã yêu cầu đơn vị tư vấn Nippon Koei (Nhật Bản) khảo sát đánh giá để tiết giảm TMĐT. Kết quả TMĐT là 12.000 tỉ đồng (giảm 3.603 tỉ đồng), tương ứng hướng tuyến mới chỉ còn 4,3km chiều dài hầm. Đây là một đột phá rất quan trọng cả về tiết kiệm chi phí và kỹ thuật thi công.

Có thể nói, hầm đường bộ Đèo Cả thành công và là công trình hầm đường bộ đầu tiên do chính người Việt làm, trở thành sản phẩm lao động sáng tạo "nội địa hóa" 100%. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hầm Đèo Cả đã đánh giá cao nỗ lực đầu tư, vận hành của "đại công trình" trọng điểm này, do chính người Việt làm chủ công nghệ khoan hầm, làm bằng nguồn vốn Việt, lại tiết kiệm được 3.603 tỉ đồng. Nói thì đơn giản, nhưng đó là cả một quá trình nỗ lực của toàn bộ hệ thống Tập đoàn, từ người công nhân trên công trường đến toàn bộ ban lãnh đạo.

* Vậy, sau hầm Đào Cả, có thể đánh giá: liệu Việt Nam đã đủ năng lực làm chủ công nghệ làm hầm đường bộ, đường cao tốc chất lượng quốc tế chưa?

- Bằng việc học hỏi, tiếp cận và làm chủ công nghệ thi công hầm từ tư vấn, thi công, vận hành và khai thác, đến nay chúng tôi đã chủ động thực hiện được toàn bộ các công đoạn. Đội ngũ cố vấn làm công tác phản biện là các chuyên gia được đào tạo ở nước ngoài, các chuyên gia tư vấn quốc tế, các nhà quản lý giàu kinh nghiệm...

Ngày nay đội ngũ kỹ sư cầu đường Việt Nam đã thực sự trưởng thành rất nhiều. Chúng ta có thể tự tin trong việc thiết kế, giám sát và thi công các công trình giao thông lớn, hiện đại, mang tầm vóc quốc tế như: hầm đường bộ Đèo Cả, hầm Cù Mông và Hải Vân; các tuyến đường cao tốc như Hà Nội - Hải Phòng; Bắc Giang - Lạng Sơn; Nội Bài - Lào Cai và Hạ Long - Vân Đồn; những cây cầu dây văng nhịp lớn đều mang dấu ấn của người kỹ sư và công nhân Việt Nam.

* Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước qua các công trình trọng điểm quốc gia, thưa ông?

- Làm chủ về công nghệ và kỹ thuật giúp chúng ta tự tin sáng tạo và chủ động. Dẫn chứng là việc xử lý sự cố sạt gương hầm Cổ Mã (tháng 9/2014) và hầm Hải Vân (tháng 6/2018) vừa qua. Ngay cả những sự cố ngỡ là bất khả kháng, nằm ngoài tầm kiểm soát của giới chuyên môn khoa học, nhưng đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của chúng tôi đã bình tĩnh đối phó, kịp thời đưa ra các phương án xử lý, giữ được ổn định toàn bộ khu vực vòm hầm và khối trượt. 

Nắm bắt được công nghệ, còn giúp tự tin tiết giảm các hạng mục đầu tư không cần thiết mà vẫn đảm bảo chất lượng kỹ thuật của công trình. Đó là thành tựu trong ngành xây dựng cầu đường, làm chủ mọi tình huống.

Việc đầu tư xây dựng hầm Cù Mông xuất phát từ nguồn vốn tiết giảm gần 4.000 tỉ đồng từ việc triển khai tối ưu TMĐT của dự án hầm Đèo Cả, đã có nhiều câu hỏi đặt ra và yêu cầu các bên thẩm tra lại khiến Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thời điểm đó đã yêu cầu Nhà đầu tư báo cáo chi tiết kèm theo các ý kiến đánh giá của cơ quan tham mưu. 

Đến nay, hầm Cù Mông đã hoàn thành cơ bản, những đốt hầm cuối cùng đã "hợp long" dưới bàn tay người thợ Việt Nam với độ chênh lệch khoan đạt dưới 5cm. Điều đó khẳng định công nghệ khoan hầm của Nhà thầu Việt Nam đang áp dụng đã đi đầu tại khu vực Đông Nam Á.

* Ông vẫn thuê tư vấn, giám sát nước ngoài. Điều này được hiểu như thế nào?

- Chúng tôi chỉ thuê tư vấn và chuyên gia nước ngoài có uy tín, chất lượng cao để tham gia phản biện và cùng giải quyết những vấn đề phức tạp về kỹ thuật cần thiết với mục tiêu cụ thể là phải tối ưu tổng vốn đầu tư dự án bằng mọi biện pháp dựa trên nhu cầu cụ thể, không để phát sinh lãng phí, nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng công trình. Mặt khác, đó cũng là cách chúng ta học kinh nghiệm, năng lực của họ.

Công nghệ Việt - Trí tuệ Việt - Ảnh 4.

Ông Hồ Minh Hoàng thăm và làm việc tại dự án Hầm Cù Mông Ảnh: Phó Bá Cường

* Để hiện thực hóa những mục tiêu đó, cần sự nỗ lực ra sao, thưa ông?

Lý tưởng và khát vọng của "những con người Đèo Cả" là chinh phục thiên nhiên, là mang lại hạnh phúc trên những vùng quê đất Việt. Chúng tôi đang nỗ lực để hiện thực hóa lý tưởng và khát vọng ấy bằng việc kiên định con đường của mình, thông qua với những mục tiêu, kế hoạch cụ thể, bằng ý thức, hành xử gắn với vị thế và trách nhiệm của mình; đồng thời tích cực tham gia đối thoại tháo gỡ các rào cản về cơ chế chính sách, với sự cầu thị các thể chế chính sách nhất quán, sự quan tâm tạo điều kiện đúng mực từ Trung ương trong mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và đặc biệt là trách nhiệm chia sẻ rủi ro từ các ngân hàng và sự đồng thuận, chia sẻ của người dân.

BÍCH HƯỜNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên