26/05/2010 06:10 GMT+7

Cơn bão Katrina: Cứu ai? Bỏ ai? - Kỳ 7: Những phút cuối cùng

SHERI FINK (Giải Pulitzer năm 2010)CẢNH TOÀN - KHỔNG LOAN dịch
SHERI FINK (Giải Pulitzer năm 2010)CẢNH TOÀN - KHỔNG LOAN dịch

TT - Thiele tiếp tục tiêm thêm cho vài bệnh nhân khác những mũi morphine pha midazolam với liều lượng mà anh cho là cao hơn nhiều so với những liều dành cho các bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt mà anh thường làm. Anh vừa giữ tay vừa trấn an họ: “Ra đi lúc này là thích hợp rồi!”.

Nhiều bệnh nhân thường chết chỉ trong vài phút sau khi tiêm thuốc. Nhưng người đàn ông Mỹ gốc Phi to lớn thì không.

OhmhbGhG.jpgPhóng to
Bệnh nhân cuối cùng được di tản khỏi Memorial ngày 1-9-2005 - Ảnh: NYT

Kỳ 1:Sự lựa chọn chết ngườiKỳ 2: Thời khắc quyết địnhKỳ 3: Bên trong nơi “Giữ gìn sự sống”Kỳ 4: Jannie và những trường hợp khácKỳ 5:Cái chết nhân ái?Kỳ 6: “Quy luật của Chúa!”

“Sự tôn kính” sau cùng

Ông ấy há hốc miệng, hơi thở dồn dập và mọi người thậm chí có thể nghe thấy tiếng nấc hấp hối của ông. Thiele tăng liều lượng morphine. Anh bắt đầu cầu nguyện. Anh đặt tay lên trán người đàn ông trong khi Wynn và một y tá khác giữ tay bệnh nhân. Cùng nhau họ cầu kinh: “Mẹ Mary vĩnh hằng, nhiều phúc lành. Chúa đang ở đây với anh”. Họ lặp lại lời kinh của Chúa, họ cầu nguyện cho người đàn ông mau chết.

Nhưng bệnh nhân ấy vẫn còn thở và Wynn nói rằng cô và đồng nghiệp coi đó như điềm báo. “Chúa nói: Được thôi, nhưng ta chưa sẵn sàng để đón nhận ông ấy hoặc ông ấy cũng chưa sẵn sàng”. Wynn nhớ lại cảnh mọi người mang bệnh nhân này đi qua cửa phòng thiết bị để đến trực thăng. Thiele thì lại nhớ tình huống này nhưng khác một chút: “Chúng tôi đã dùng khăn quấn quanh mặt ông ấy cho đến khi ông ngừng thở”.

Thiele nói chỉ trong vòng chưa đầy một phút, người đàn ông đó đã chết và anh không thể chịu đựng thêm nữa. “Việc đó khiến từng dây thần kinh trong cơ thể tôi đau đớn”. Nhưng anh nói anh đã làm đúng. “Chúng tôi đã bị chính phủ bỏ rơi, chúng tôi bị Tenet bỏ rơi và rõ ràng là không ai đến để giúp chúng tôi chăm sóc những bệnh nhân này trong những phút cuối của họ. Tôi đã làm điều mà tôi cũng sẽ muốn nó đến với mình nếu tôi là bệnh nhân và họ là bác sĩ”.

Cả Thiele lẫn Wynn đều nhớ lại họ đã cùng bác sĩ Pou, một số y tá khác che phủ những xác chết và mang họ vào nhà nguyện. Thiele nói những người còn lại được trùm vải kín đặt ở hành lang và trong một căn phòng gần đó.

Thiele nói: “Mọi việc diễn ra trong sự tôn kính, không phải như cô nghĩ đâu”.

T5mKiY7Y.jpgPhóng to

Rodney Scott, ngày 8-4-2009. Ông là người bệnh cuối cùng được di tản khỏi Memorial - Ảnh: NYT

Những hồi chuông cáo buộc

Buổi chiều đó, nhà nghiên cứu bệnh tật và giám đốc phòng thí nghiệm trung tâm Memorial đi khắp bệnh viện, từng lầu một, xem xét từng nơi và bảo đảm không ai còn sống mà bị bỏ lại. Họ thấy bác sĩ Pou trên tầng 7 với một y tá. Bác sĩ Pou đang làm việc với một bệnh nhân được truyền dịch dường như khó có khả năng sống sót.

Giám đốc phòng thí nghiệm nói với nhà điều tra lúc đó bác sĩ Pou đã yêu cầu được giúp đỡ di chuyển bệnh nhân; ông thì lại nhớ chi tiết khác được ghi trong bảng hỏi cung: ông đề nghị giúp đỡ bác sĩ Pou di chuyển bệnh nhân nhưng bà không trả lời. Đến khi ông hỏi lại một lần nữa thì bà bảo cần phải nói chuyện với bác sĩ gây mê trước đã.

Bác sĩ phẫu thuật John Walsh nói với tôi ông đã ngồi trên chiếc ghế đá và quá mệt mỏi nên không thể di chuyển, giữa lúc đó bác sĩ Pou và nhà nghiên cứu bệnh học kia cùng đi xuống. Bà Pou mệt mỏi và chán chường, ngồi xuống cạnh ông. Ông hỏi: “Có gì xảy ra thế?”. Ông nói bà đã đề cập đến một bệnh nhân hay nhiều bệnh nhân, về cái chết và về một người hay một nhóm người nào đó đã chất vấn bà.

Bác sĩ Walsh và bác sĩ Pou quen biết nhau mới chỉ một năm, nhưng ông biết bà là người có lòng trắc ẩn và luôn hết mình vì bệnh nhân. Ông nhớ mình đã động viên bà Pou: “Tôi chắc chắn bà đã làm đúng!”.

Cả ngày hôm đó tàu và trực thăng đã đưa gần hết những người trú bão và bệnh nhân trong bệnh viện di tản. Khoảng 9 giờ tối, Rodney Scott, bệnh nhân béo phì được điều trị tích cực và đang phục hồi sau ca phẫu thuật và các cơn đau tim, cuối cùng cũng được khiêng đến đường bay. Nặng hơn 135kg và không thể tự đi được, Scott là bệnh nhân sống sót cuối cùng của bệnh viện rời khỏi đó. Ông đã cảm thấy được cứu!

Bốn người đàn ông xung quanh ông liên tục hét lớn: “Đẩy, đẩy đi!” và lăn chiếc ghế xoay của ông đến cửa trực thăng của đội bảo vệ bờ biển. Một y tá bị chèn vào cánh cửa trực thăng thâm tím vùng ngực.

Scott, Thiele và Wynn đã bay từ bệnh viện tới sân bay quốc tế Louis Armstrong New Orleans. Nơi đây, cuộc thử thách với họ lại tiếp tục. Hàng trăm bệnh nhân bị bỏ lại từ khắp vùng thảm họa, họ gặp đội quản lý thiên tai của bang đang cực kỳ thiếu thốn cả về nhân lực lẫn vật lực, đến nỗi người bệnh không được cung cấp một điều trị cơ bản nào. Nói về tình trạng này tại sân bay, Thiele kể với tôi ngay cả với những bệnh nhân anh đã tiêm thuốc mà ở đây thì “họ cũng không thể sống nổi!”.

Vào ngày chủ nhật 11-9-2005, 13 ngày sau khi cơn bão tấn công, các nhân viên tang lễ phát hiện 45 tử thi đang phân hủy bên trong trung tâm Memorial. Ngày tiếp theo, tổng chưởng lý bang Louisiana Charles Foti Jr mở cuộc điều tra về bệnh viện và những y tá liên quan trong cơn bão Katrina. Điện thoại của cơ quan tư pháp bang luôn có những tiếng chuông cùng lời cáo buộc từ phía những bệnh nhân bị bỏ lại hoặc bị tiêm thuốc trợ tử.

Trong số các hồi chuông gọi đến có cả luật sư trung tâm LifeCare, người đã chuyển đến thông tin: có chín trong số những bệnh nhân có thể đã bị những bác sĩ và y tá trung tâm Memorial tiêm những liều thuốc chết người.

Nhà điều tra của bang và liên bang đã phỏng vấn những nhân chứng của LifeCare và xuống bệnh viện tìm chứng cứ. Riêng các nhân viên của Foti đã yêu cầu nhà điều tra của khu vực Orleans, tiến sĩ Frank Minyard khám nghiệm tử thi và kiểm tra thuốc trong khoảng 100 tử thi tại hơn sáu bệnh viện và nhà điều dưỡng ở New Orleans.

________________

Một tối, gần một năm sau sự kiện bão Katrina, bác sĩ Pou về đến nhà và thấy đại diện cơ quan an ninh mặc áo chống đạn, tay cầm vũ khí trước nhà mình. Họ nói có lệnh bắt giữ bà vì bốn tội danh giết người cấp độ 2.

Kỳ tới: Vụ án “giết người hàng loạt”

SHERI FINK (Giải Pulitzer năm 2010)CẢNH TOÀN - KHỔNG LOAN dịch
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên