Theo các bác sĩ ở đơn vị điều trị và phục hồi chức năng cho người liệt Bệnh viện Châm cứu T.Ư, có nhiều người khoảng 40 tuổi, thậm chí trên dưới 30 như anh Hợp bị liệt sau nhồi máu não, tai nạn giao thông và các tai nạn khác. Những trường hợp này khả năng phục hồi rất khả quan nếu bệnh nhân đến viện tập phục hồi ở giai đoạn sớm.
Anh Vũ Việt Anh, 31 tuổi, ở Ninh Bình là một trong những bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Châm cứu T.Ư. Sau một tai nạn giao thông cách đây chín năm anh bị liệt nửa người, tay trái mất cảm giác, vì thế Việt Anh cũng không xin được việc làm. Khó khăn tài chính, nên Việt Anh tự tập phục hồi bằng ròng rọc và đi bộ, trung bình mỗi ngày anh đi bộ khoảng 10km dù chân trái bị khoèo không thể đi lùi. Cách đây hai tuần, Việt Anh bắt đầu đến Bệnh viện Châm cứu T.Ư điều trị với các bài tập bằng máy phục hồi sức cơ, xe đạp, ròng rọc... và đã đi lùi được - chứng tỏ khả năng cân bằng và có cảm giác ở tay trái.
Bác sĩ Nghiêm Hữu Thành, giám đốc Bệnh viện Châm cứu T.Ư, cho biết một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân như Việt Anh, Dương Văn Hợp phục hồi khá là tuổi còn trẻ, được tập phục hồi đúng cách từ giai đoạn sớm. Theo ông Thành, với bệnh nhân bị liệt, tập phục hồi sức cơ và chống cứng khớp là hai tiêu chí quan trọng nhất.
Các phương pháp vận động sớm
Có thể tập tại nhà Tại hội thảo về điều trị cho người liệt tổ chức hôm 25-7 tại Hà Nội, GS-TS Nguyễn Văn Chương, chuyên gia về phục hồi chức năng, hướng dẫn các phương pháp vận động sớm. Theo đó, bố trí giường theo hướng bên liệt quay ra phía ngoài, tư thế nằm đúng là nghiêng về phía liệt, sau đó 2 giờ nằm nghiêng về phía lành. GS Chương khuyến cáo vận động sớm rất tốt cho bệnh nhân liệt, nhưng cần thận trọng ở những bệnh nhân đột quỵ nặng, tập vận động đồng thời theo dõi huyết áp, tiến triển của bệnh và nhạy cảm với đáp ứng của bệnh nhân. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận