27/05/2025 15:52 GMT+7

Nhóm cổ phiếu bất động sản đồng loạt tăng mạnh

Phiên giao dịch ngày 27-5 ghi nhận sự biến động nhẹ ở nhóm cổ phiếu liên quan đến Vingroup, trong khi nhiều mã thuộc ngành bất động sản lại bật tăng mạnh, thậm chí có mã tăng trần.

cổ phiếu - Ảnh 1.

Mở cửa phiên sáng nay, thị trường chứng khoán có mức tăng nhanh hơn 6 điểm. Trong phiên, cổ phiếu VIC có lúc giảm hơn 1% nhưng cuối phiên, cổ phiếu VIC quay về mức tham chiếu 94.500 đồng/cổ phiếu.

VHM của Vinhomes cũng hồi phục, tăng trở lại hơn 1% nhờ lực cầu tốt ở vùng giá thấp. Tuy nhiên một số cổ phiếu khác như VRE của Vincom Retail vẫn giảm 0,78%, VPL của Vinpearl giảm 3,11%.

Theo đánh giá của giới phân tích, cổ phiếu nhóm Vingroup thời gian qua tăng mạnh một phần nhờ kỳ vọng liên quan đến các dự án hạ tầng lớn, trong đó có đề xuất tham gia đường sắt cao tốc.

Mặc dù thiếu lực kéo từ nhóm cổ phiếu lớn như Vingroup, thị trường vẫn giữ được đà tăng khá tốt. VN-Index kết phiên tăng hơn 7 điểm nhờ dòng tiền lan tỏa mạnh vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Đặc biệt, dòng tiền chảy mạnh vào các nhóm cổ phiếu liên quan đến xuất khẩu như thủy sản, dệt may, cảng biển…

Nguyên nhân được cho là đến từ phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo đó ông khẳng định chính sách thuế quan của mình chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm công nghệ và xe tăng nội địa, chứ không nhằm vào các mặt hàng tiêu dùng như giày thể thao hay áo phông.

Ngoài ra, điểm sáng của thị trường còn đến từ nhóm cổ phiếu xây dựng và bất động sản nhà ở. Hàng loạt mã như CEO, DIG, PDR, L14, NVL, NTL, HDC, CII, KDH, VPI… đồng loạt tăng giá, trong đó nhiều mã tăng trần. 

Một phần lực đẩy đến từ hoạt động mua ròng của khối ngoại, với các mã đáng chú ý như KBC (+42 tỉ đồng), NLG (+20 tỉ đồng), CTD (+43 tỉ đồng)…

Đà tăng của thị trường từ phiên trước đã được củng cố, khi dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào nhiều cổ phiếu. Chốt phiên, VN-Index đạt 1.339,81 điểm - tiến sát vùng đỉnh trong năm 2025 (mốc 1.342,91 điểm được thiết lập vào ngày 12-3, là vùng giá cao nhất từ đầu năm đến nay).

Trong khi đó chứng khoán châu Á ghi nhận diễn biến trái chiều. Một số chỉ số tăng điểm như NIKKEI 225 (+0,51%), STI (+0,24%), trong khi các chỉ số khác như TWSE (-0,93%), SET (-0,99%), KOSPI (-0,27%) lại giảm.

Theo các chuyên gia, chuỗi biến động thiếu rõ ràng tại thị trường châu Á một phần do ảnh hưởng từ kỳ nghỉ lễ tại Mỹ. 

Khối ngoại lại bán ròng mạnh

Trong nước, sau chuỗi phiên hút ròng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang bơm ròng trở lại thông qua thị trường mở.

Cụ thể trong phiên hôm qua, cơ quan điều hành đã bơm ròng 1.358,77 tỉ đồng vào hệ thống. Tính đến hiện tại, lượng vốn đang lưu hành trên kênh cầm cố (OMO) đạt 46.260,27 tỉ đồng.

Trái ngược với động thái hỗ trợ thanh khoản từ phía nhà điều hành, khối ngoại lại có phiên bán ròng mạnh nhất kể từ ngày 17-4, với giá trị lên tới hơn 1.100 tỉ đồng.

Các mã cổ phiếu bị xả mạnh bao gồm HPG (-156 tỉ đồng), VIX (-144 tỉ đồng), VIC (-135 tỉ đồng), VCB (-99 tỉ đồng), NVL (-99 tỉ đồng), VRE (-97,44 tỉ đồng) và VNM (-79,62 tỉ đồng).

Dù bị bán ròng mạnh, thị trường vẫn duy trì thanh khoản tốt. Giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE tăng gần 10% so với phiên trước, đạt hơn 1 tỉ đơn vị, đánh dấu phiên thứ hai liên tiếp có thanh khoản vượt mức trung bình 20 phiên gần nhất.

Cổ phiếu Vingroup 'rung lắc' sau đề xuất từ Thaco, nhóm bất động sản đồng loạt tăng mạnh - Ảnh 2.Dòng tiền vào chứng khoán đột ngột giảm sâu, sang tuần mới lưu ý nhóm cổ phiếu nào?

Vùng 1.320 - 1.340 sẽ tiếp tục là thử thách lớn đối với VN-Index, đặc biệt khi thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn thiếu vắng thông tin hỗ trợ trong nước, nhưng chịu áp lực lớn từ biến động quốc tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên