29/03/2018 17:16 GMT+7

Cổ phiếu NBB đã bốc hơi 1/4 sau vụ cháy chung cư Carina

PHƯỚC TRÍ
PHƯỚC TRÍ

TTO - Sau vụ cháy chung cư Carina ở quận 8, TP.HCM, cổ phiếu của chủ đầu tư khu căn hộ này là NBB đã liên tục giảm và vốn hóa đã bốc hơi hơn 632 tỉ đồng, tức 1/4.

Cổ phiếu NBB đã bốc hơi 1/4 sau vụ cháy chung cư Carina - Ảnh 1.

Thị trường chứng kiến một phiên rung lắc nhẹ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mã cổ phiếu NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy, được cho là chủ đầu tư của chung cư Carina ở TP.HCM, hiện đang lâm vào tình trạng khó khăn và đang chịu sức ép giảm giá. Trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 29-3, mã NBB đã giảm tiếp 200 đồng xuống còn 19.000 đồng một cổ phiếu.

Như vậy, NBB, đã liên tiếp nằm sàn từ sau vụ cháy chung cư Carina quận 8 và 632 tỉ đồng đã bốc hơi khỏi giá trị vốn hóa.

Hiện Năm Bảy Bảy đang ra sức xoa dịu tâm lý nhà đầu tư khi cho biết "chỉ sở hữu vốn" góp vào Công ty Hùng Thanh, một pháp nhân độc lập và là chủ đầu tư duy nhất của dự án chung cư Carina.

Một mã cổ phiếu đang gặp vấn đề khác là EIB của Ngân hàng Eximbank.

Sau nhiều phiên giảm giá khiến giá trị vốn hoá bốc hơi hơn 900 tỉ đồng, hôm nay mã EIB của ngân hàng Eximbank đã phục hồi nhẹ sau lùm xùm bốc hơi 245 tỉ của khách.

Cụ thể, mã EIB đã tăng nhẹ 100 đồng lên 14.000 đồng một cổ phiếu. Sau thông tin bị khám xét và hai nhân viên bị bắt, đây là phiên đầu tiên tăng giá của EIB sau bốn phiên liên tiếp chịu sắc đỏ.

Thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến một phiên điều chỉnh nhẹ.

Một sắc đỏ bao trùm bảng điện, trong nhóm VN30 có đến 21 mã giảm giá và chỉ 7 mã tăng giá và các chỉ số đều lao đầu giảm điểm.

Đối với nhóm ngân hàng, mã BID của BIDV giảm nhẹ 550 đồng xuống còn 44.000 đồng một cổ phiếu. Mã MBB của ngân hàng Quân đội giảm nhẹ 200 đồng xuống còn 35.200 đồng một cổ phiếu.

Mã STB của ngân hàng Sacombank giảm nhẹ 100 đồng xuống còn 15.250 đồng một cổ phiếu. Mã CTG của VietinBank giảm nhẹ 200 đồng xuống còn 35.000 đồng một cổ phiếu.

Trên sàn Hà Nội, mã ACB của ngân hàng Á Châu giảm 300 đồng xuống còn 46.600 đồng một cổ phiếu còn Mã SHB của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội giảm 100 đồng xuống còn 12.900 đồng một cổ phiếu.

Ở các nhóm ngành khác, các mã lớn cũng không tránh khỏi sức ép sụt giảm.

Mã VJC của Vietjet Air giảm 3.000 đồng xuống còn 222.000 đồng một cổ phiếu còn VNM của Vinamilk giảm 4.000 đồng xuống còn 207.000 đồng một cổ phiếu.

Mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát là mã hiếm hoi có được diễn biến tích cực trong hôm nay.

Khối ngoại đã mua ròng đến 1,5 triệu mã HPG giúp mã này tăng thêm 900 đồng lên 60.800 đồng một cổ phiếu.

Theo các chuyên gia, thanh khoản quá yếu trong thời gian qua đã khiến quy mô thị trường không theo kịp đà tăng của chỉ số.

Việc tăng quá nóng của một vài mã cổ phiếu khiến thị trường chịu áp lực chốt lời cao khi thị trường tăng điểm.

Một số nhà đầu tư cho rằng thị trường cần tích lũy trong giai đoạn đạt đỉnh này, và mốc 1.170 điểm là ngưỡng kháng cự cực mạnh giống những gì đã diễn ra ở mốc 1.130 và những phiên điều chỉnh sẽ xuất hiện thường xuyên hơn để thị trường vững mạnh hơn.

613 tỉ  đồng vốn hóa Năm Bảy Bảy "cháy rụi" cùng chung cư Carina 613 tỉ đồng vốn hóa Năm Bảy Bảy 'cháy rụi' cùng chung cư Carina

TTO - Kết thúc phiên giao dịch ngày 28-3, mã NBB của Công ty Cổ phần đầu tư Năm Bảy Bảy tiếp tục “nằm sàn” khi giảm 1.400 đồng xuống còn 19.200 đồng/cổ phiếu, vốn hóa bốc hơi hơn 613 tỉ đồng chỉ sau bốn ngày.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29-3, chỉ số VN-Index giảm 5,21 điểm (0,44%) xuống còn 1.167,03 điểm.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 0,68 điểm (0,51%) xuống còn 131,88 điểm. Chỉ số Upcom-Index tăng 0,46 điểm (0,77%) lên 60,21 điểm.

Trên ba sàn, tổng cộng có 320 mã tăng giá và 315 mã giảm giá. Giá trị giao dịch đạt 7.600 tỉ đồng

PHƯỚC TRÍ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên