Kèm theo phục trang còn có một zucchetto (mũ chỏm) bằng lụa trắng và một đôi giày da màu đỏ dành cho giáo hoàng. Sau khi đắc cử, giáo hoàng mới sẽ mặc ngay bộ áo vừa cỡ của mình (mỗi áo có 30 nút), trước khi ra bancông đền thờ thánh Phêrô chào giáo dân tụ tập ở quảng trường. |
Đây là nghi thức sau cùng được trực tiếp truyền hình cho dân chúng xem. Các vị đọc lời tuyên thệ giữ bí mật trong Cơ mật viện. Sau đó, những người không tham dự bầu giáo hoàng phải rời nhà nguyện Sistine ngay. Tiếp đến, các hồng y nghe bài thuyết trình của hồng y Tomas Spidlik (CH Czech), trước khi tiến hành bầu cử vòng một nếu các vị không quyết định gì khác. Các vị đến từ 52 quốc gia khác nhau, gồm 58 vị thuộc châu Âu (trong đó 20 người Ý), 20 vị Nam Mỹ, 14 vị Bắc Mỹ, 10 vị châu Á (trong đó có hồng y J. B. Phạm Minh Mẫn của TP.HCM), 11 vị châu Phi và 2 vị châu Đại Dương. Đến nay, các vị “giáo hoàng tương lai” thường được nhắc tới là Tettamanzi (Ý), Scola (Ý), Sodano (Ý), Ruini (Ý), Antonelli (Ý), Ratzinger (Đức), Danneels (Bỉ), Schônborn (Áo), Hummes (Brazil), Bergoglio (Argentina), Carrera (Mexico), Maradiaga (Honduras), Arinze (Nigeria) và Dias (Ấn Độ). Sau mỗi vòng bầu cử (mỗi ngày tiến hành bốn vòng bầu), hồng y nào đạt 2/3 tổng số phiếu (tức 77/115 phiếu) là đắc cử giáo hoàng. Nhưng nếu không ai đắc cử thì kể từ vòng 34, vị đắc cử chỉ cần đạt 50% tổng số phiếu cộng thêm một phiếu, tức 58 phiếu. Kết thúc mỗi buổi bầu cử (lúc 12g30 và 19g30, giờ Ý), các phiếu có tẩm chất hóa học tạo thành khói đen được đốt lên, chứng tỏ là chưa có Giáo hoàng mới. Khi nào các phiếu có tẩm chất hóa học tạo thành khói trắng được đốt lên, đồng thời chuông các nhà thờ Roma đổ liên hồi, đó là khi Cơ mật viện đã bầu được vị giáo hoàng mới thứ 265, người kế vị thứ 264 của thánh Phêrô.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận