11/05/2019 18:17 GMT+7

Cô Cúc và những thử thách mới

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Thật bất ngờ khi chúng tôi gặp lại cô Nguyễn Thị Thu Cúc ở vai trò mới. Bởi cô là hiệu trưởng ghi dấu ấn ở Trường THPT Gia Định với hàng loạt những đổi mới mang tính đột phá, đưa trường này trở thành một trong 5 trường 'top đầu' của TP.HCM.

Cô Cúc và những thử thách mới - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc và học trò Trường THPT Gia Định khi cô là hiệu trưởng ở trường này. Ảnh: X.T

Và câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ vai trò mới của cô: Hiệu trưởng trường Song ngữ Quốc tế EMASI Vạn Phúc (Q.Thủ Đức, TP.HCM).

Cô Cúc cho biết:

Tôi đến với Trường EMASI như một cơ duyên. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng tôi vẫn muốn được tiếp tục cống hiến tâm huyết của mình cho nghề. Từ mong muốn đó, khi gặp ekip của Hệ thống trường Song ngữ Quốc tế EMASI, tôi nhận ra giữa chúng tôi có cùng quan điểm, đó là: giáo dục khai phóng.

Nhưng tôi cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng: tôi làm việc ở EMASI là một vinh dự, là hạnh phúc nhưng cũng là một thử thách lớn đối với cá nhân tôi.

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc trải lòng về nhiệm vụ mới ở trường EMASI Vạn Phúc - Video: TVO

Thử thách đó là gì, thưa cô?

EMASI tạo ra một môi trường giáo dục - học tập hiện đại với mục tiêu đào tạo nên thế hệ học sinh năng động, sáng tạo, được trang bị đầy đủ những kỹ năng của một công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được văn hoá, cốt cách, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Đó là mục tiêu chúng tôi phải đạt được.

Để đạt được mục tiêu đó, Trường EMASI cần hội đủ nhiều yếu tố: về cơ sở vật chất thì hiện đã được trang bị tất cả các phương tiện, máy móc, phòng ốc,...hiện đại và đầy đủ theo yêu cầu của thời kỳ mới.

Về chương trình: chúng tôi có Hội đồng cố vấn chuyên môn là những nhà giáo giỏi, được xem là những nhà giáo có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết trong giáo dục của TP.HCM  ở từng môn học như: 

PGS-TS Ngô Minh Oanh - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM; 

Tiến sĩ toán học Nguyễn Hà Thanh - giảng viên chính Khoa Toán - Tin Đại học Sư phạm TP.HCM; 

Nhà giáo Hoàng Thị Diễm Trang - Ủy viên phụ trách môn Địa lý; 

Thạc sĩ Dương Ngọc Thanh - Ủy viên Thư ký Hội đồng kiêm phụ trách khối Mẫu giáo; 

Thạc sĩ Văn học Việt Nam Trần Tiến Thành - Cán bộ chỉ đạo Bộ môn Văn Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM; 

Cử nhân, Nhà giáo Nguyễn Thành Tương - Nguyên giáo viên Vật lý Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM); 

Thạc sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Trường - Giảng viên Trường Đại học Y Dược (TP.HCM);

Tiến sĩ Công nghệ Sinh học Nguyễn Trí Nhân - Trưởng Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia TP.HCM; 

Thạc sĩ Lịch Sử Việt Nam Nguyễn Viết Đăng Du - Trưởng môn Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM); 

Thạc sĩ Trần Trọng Khiêm - Phó trưởng phòng GD và ĐT Quận Tân Phú (TP.HCM); 

Thạc sĩ Nguyễn Văn Phước - Phó trưởng phòng Phòng Giáo dục Quận 3 (TP.HCM)...

Cô Cúc và những thử thách mới - Ảnh 3.

Cô Cúc cùng các thầy cô trong Hội đồng cố vấn chuyên môn của Hệ thống trường Song ngữ Quốc tế EMASI tại buổi họp giao ban hàng tuần. Ảnh: T. Uyên


Những nhà giáo này sẽ giúp biên soạn tài liệu giảng dạy theo định hướng đã đề ra và thẩm định chất lượng đào tạo của nhà trường.

Thách thức trước mắt của tôi là việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giáo viên để họ có thể chuyển tải được đầy đủ mục tiêu theo đúng triết lý giáo dục của toàn hệ thống trường.

Thưa cô, trước đây ở Gia Định cô được biết đến là một hiệu trưởng "làm đâu thắng đó". Tuy nhiên, Gia Định có thể rất khác với EMASI ở chỗ: trình độ "đầu vào" của học sinh. Cô có suy nghĩ đến vấn đề này?

Tôi cho rằng trình độ đầu vào không phải là yếu tố quyết định cho sự thành công của các em. Điều quan trọng chính là người giáo viên có phát hiện ra thế mạnh của từng em học sinh để định hướng và giúp đỡ em phát huy nó. Do vậy, ở Gia Định hay EMASI thì tôi vẫn giữ vững quan điểm là giúp học sinh tự tin học tập.

Ở EMASI, tôi có nhiều điều kiện thuận lợi để giáo dục học sinh theo định hướng cá thể như: sĩ số học sinh khá lý tưởng (tối đa chỉ có 24 em/lớp); Nội dung giảng dạy đã được hội đồng cố vấn chuyên môn nhà trường hướng dẫn giảm bớt tính hàn lâm, lý thuyết, tăng tính thực tiễn, ứng dụng kiến thức vào cuộc sống; đáp ứng nhu cầu tự học của học sinh, tạo "không gian" cho giáo viên và học sinh thể hiện sự sáng tạo khi giảng dạy và học tập. 

Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy song ngữ quốc tế của EMASI cũng đáp ứng được những kỳ vọng khác nhau của đại đa số phụ huynh trong hành trình du học hay học tập tại các trường Đại học quốc tế hoặc các trường Đại học danh tiếng ở Việt Nam của các em. 

Theo đó, nhà trường tăng cường giảng dạy chuyên sâu tiếng Anh tích hợp Công nghệ thông tin cho học sinh thông qua các lớp học ngôn ngữ tiếng Anh cùng các giờ học ở những bộ môn Toán, Khoa học, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất...bằng tiếng Anh.


"Trước khi làm hiệu trưởng thì tôi đã có nhiều năm đứng lớp với vai trò là giáo viên dạy môn hoá. Mấy chục năm gắn bó với nghề, tôi sống bằng nghề giáo và may mắn là rất hạnh phúc với nghề của mình. Nay đã nghỉ hưu nhưng tôi thấy mình vẫn mong muốn làm những việc có ích cho học sinh." - Cô Nguyễn Thị Thu Cúc

Dư luận cũng cho rằng: phụ huynh ở EMASI chắc chắn cũng sẽ rất khác với phụ huynh ở Gia Định, cô nghĩ sao về vấn đề này?

(cười) Tôi hiểu ý nghĩa đằng sau câu hỏi của bạn. Nhiều người thường cho rằng: nhà trường ngoài công lập thì nhất nhất chiều theo ý phụ huynh; rằng phụ huynh ở các trường ngoài công lập nói chung và trường quốc tế nói riêng thường có yêu cầu rất cao;...

Thật ra, bây giờ phụ huynh ở các trường công lập cũng yêu cầu rất cao theo sự phát triển của xã hội hiện đại chứ không chỉ là phụ huynh trường ngoài công lập.

Cô Cúc và những thử thách mới - Ảnh 5.

Cô Cúc trò chuyện cùng phụ huynh và học sinh trong ngày kiểm tra đầu vào mở rộng của trường Song ngữ Quốc tế EMASI Vạn Phúc. Ảnh: T.Uyên


Hiện tại, tôi và đội ngũ của mình đang nỗ lực xây dựng văn hóa nhà trường. Trong đó, chúng tôi sẽ có những buổi làm việc với phụ huynh (bao gồm việc tiếp từng phụ huynh và những buổi họp chung) để cùng phụ huynh thống nhất về quan điểm giáo dục học sinh.

Khi phụ huynh được hỗ trợ trong quá trình giáo dục và đồng thuận cùng nhà trường thì sự phối hợp sẽ đạt hiệu quả cao hơn, những ứng xử sau đó cũng sẽ diễn ra một cách tự nhiên và thân tình với mục tiêu cuối cùng: vì sự phát triển của học sinh.

Chúng tôi cũng đã có chiến lược giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua nhiều hình thức khác nhau và đi theo hướng cho các em trải nghiệm – với hi vọng: chính học sinh sẽ là nhân tố giúp phụ huynh giải toả những thắc mắc của mình về nhà trường.

Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện này.

"Cô Cúc từng được Sở GD-ĐT TP.HCM đưa vào diện quy hoạch làm Phó giám đốc Sở giai đoạn 2005-2010 và sau đó định đưa về làm Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, nhưng cả hai lần cô Cúc đều từ chối. Lý do cô đưa ra là muốn được gắn bó với Trường Gia Định và xây dựng ngôi trường ấy theo mục tiêu của mình". TS Huỳnh Công Minh - nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập kiêm Tổng Hiệu trưởng Hệ thống trường Song ngữ Quốc tế EMASI.

EMASI (tên ghép từ những môn học quan trọng viết bằng tiếng Anh: Tiếng Anh, Toán học, Nghệ thuật, Khoa học và Công nghệ thông tin là hệ thống trường liên cấp từ Mẫu giáo đến THPT ở TP.HCM. Trường hiện có 2 cơ sở: EMASI Vạn Phúc (tại Khu đô thị Vạn Phúc, quận Thủ Đức) do Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thu Cúc - Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Gia Định làm hiệu trưởng và EMASI Nam Long (tại Khu đô thị Nam Long, quận 7) do Nhà giáo ưu tú Kim Vĩnh Phúc - Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh làm hiệu trưởng. Được biết, EMASI Nam Long và EMASI Vạn Phúc sẽ đi vào hoạt động từ năm học 2019-2020. Từ năm 2020, hệ thống trường này sẽ mở rộng thêm các chi nhánh tại quận 2, quận 6 và quận 10. Phụ huynh tham khảo thông tin về trường tại website: www.emasi.edu.vn .

HOÀNG HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên