25/01/2007 05:05 GMT+7

Chuyển các doanh nghiệp Đảng, Quân đội, đoàn thể cho nhà nước quản lý

Đ.TR.
Đ.TR.

TT - Ngày 24-1, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa X) đã bế mạc. Hội nghị đã thống nhất chủ trương chuyển các Doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần hiện có thuộc các cơ quan Đảng, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội sáng các cơ quan nhà nước quản lý từ năm 2007.

Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X):

G8pRKbQC.jpgPhóng to
Bế mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa X) - Ảnh: TTXVN
TT - Ngày 24-1, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa X) đã bế mạc. Hội nghị đã thống nhất chủ trương chuyển các Doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần hiện có thuộc các cơ quan Đảng, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội sáng các cơ quan nhà nước quản lý từ năm 2007.

Theo thông báo của hội nghị, Ban Chấp hành trung ương đã tập trung thảo luận một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững. Qua đó nhấn mạnh việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới đã tạo cho đất nước ta những cơ hội lớn, đồng thời có cả những thách thức lớn.

Các cơ hội và thách thức có mối quan hệ, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Nếu chúng ta nỗ lực thì có thể biến thách thức thành động lực phát triển. Hội nghị đã ra nghị quyết “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết sáu đầu mối này gồm: Ban Tổ chức T.Ư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Tuyên giáo T.Ư (trên cơ sở Ban Khoa giáo T.Ư và Ban Tư tưởng văn hóa T.Ư hiện nay), Ban Dân vận T.Ư, Ban Đối ngoại T.Ư và Văn phòng T.Ư.

Như vậy số lượng cơ quan Đảng sẽ còn phân nửa so với hiện tại theo phương án “hai thành một” như trên và việc giảm bớt các đầu mối: Ban Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban Cán sự Đảng ngoài nước, Ban Kinh tế T.Ư, Ban Nội chính T.Ư, Ban Tài chính quản trị. Lộ trình sắp xếp, thu gọn này đã được Ban chấp hành T.Ư giao Bộ Chính trị xây dựng thực hiện.

Thảo luận và cho ý kiến về đề án Chiến lược biển VN đến năm 2020, Ban Chấp hành trung ương Đảng cho rằng đến năm 2020 phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ban chấp hành trung ương đã ra nghị quyết về “Chiến lược biển VN đến năm 2020”.

Ban chấp hành trung ương cũng đã thảo luận, quyết định một số vấn đề về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước. Theo đó, các ban của Trung ương Đảng sẽ tổ chức lại thành sáu cơ quan; đảng bộ các cơ quan trung ương tổ chức thành hai đảng bộ khối; lập ban cán sự đảng, đảng đoàn ở các cơ quan nhà nước và các đoàn thể theo đúng qui định của Điều lệ Đảng, chủ yếu ở các cơ quan hành pháp, tư pháp và đoàn thể; các ban Đảng, đảng ủy khối, ban cán sự đảng, đảng đoàn ở địa phương cơ bản giữ ổn định về tổ chức bộ máy như hiện nay.

Các ủy ban và các cơ quan giúp việc của Quốc hội được kiện toàn, hoạt động chuyên sâu, thường xuyên và hiệu quả hơn. Tổ chức bộ máy của Chính phủ và chính quyền địa phương theo tinh thần giảm bớt đầu mối, vận hành thông suốt, đảm bảo tính khoa học, hiệu lực và hiệu quả; phương án cụ thể về tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XII sẽ được thảo luận và quyết định tại Hội nghị trung ương 5 sắp tới.

Kiện toàn tổ chức bộ máy viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân các cấp theo hướng đồng bộ, liên tục, hiệu quả. Kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chú trọng ở hai cấp trung ương và cơ sở, khắc phục tình trạng hành chính hóa; đổi mới phương thức hoạt động, bảo đảm đúng tôn chỉ mục đích, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở.

Hội nghị thống nhất chủ trương chuyển các doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần hiện có thuộc các cơ quan Đảng, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội sang các cơ quan nhà nước quản lý từ năm 2007.

Do điều kiện lịch sử, việc tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp từ ngày thành lập nước đến nay có sự chênh lệch khá lớn về thời gian, do đó cần được điều chỉnh hợp lý hơn về thời điểm. Ban chấp hành trung ương xác định việc điều chỉnh cần dựa trên nguyên tắc: các sự kiện này tổ chức trong cùng một năm, là năm đầu của mỗi kế hoạch năm năm; đảm bảo sự đồng bộ, hợp lý của hệ thống chính trị; tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng trong các cơ quan nhà nước ở các cấp; tiết kiệm thời gian, tiền của, công sức; phù hợp với điều kiện và tình hình sản xuất của đại đa số nhân dân cả nước.

Phát biểu tại phiên bế mạc hội nghị, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ: “Mục tiêu kiện toàn các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, phát huy vai trò trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan Nhà nước trong việc tham mưu cho trung ương; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu ở các cơ quan Trung ương Đảng có chất lượng cao, hoạt động có hiệu quả”.

Tổng bí thư cũng cho rằng đổi mới tổ chức bộ máy của Quốc hội là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Đối với tổ chức bộ máy của Chính phủ, Tổng bí thư nhấn mạnh: “Cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo tinh thần cải cách hành chính, bảo đảm tinh gọn và hợp lý hơn, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ trong giai đoạn mới, phù hợp với cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả”.

Đ.TR.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên