03/11/2013 09:10 GMT+7

Chứng đau mỏi cơ bắp muộn

BS NGUYỄN TRỌNG ANH (Hội Y học thể thao TP.HCM)
BS NGUYỄN TRỌNG ANH (Hội Y học thể thao TP.HCM)

TT - Một trong những nguyên nhân chủ yếu thường là do rách các sợi cơ mức độ vi thể. Đây là tình trạng hay gặp ở người mới tập luyện hay vận động viên chuyên nghiệp, thường diễn ra vài giờ sau khi kết thúc quá trình tăng quá mức khối lượng hoặc thời gian vận động (như trận đấu kéo dài tổn hao nhiều sức lực, hoặc lịch thi đấu quá dày đặc...).

6 tư thế kéo giãn cơ toàn thân8 gợi ý giúp tránh chấn thương khi chơi thể thao

Khi đó bạn sẽ cảm thấy đau nhức cơ bắp toàn cơ thể, đặc biệt khi thực hiện các động tác co cơ lệch tâm như đi xuống cầu thang, chạy xuống dốc, hạ tạ, hít đất, ngồi xổm..., và tình trạng đau nhức nhiều sẽ kéo dài 1-2 ngày, sau đó giảm dần. Phải phân biệt với tình trạng đau nhức cơ cấp tính do căng hoặc rách cơ: thường xảy ra trong khi tập luyện, thi đấu và kèm theo sưng hoặc bầm tím vùng chấn thương.

Xử trí: nghỉ ngơi, tránh các động tác gây đau. Thực hiện nhẹ nhàng các động tác kéo căng, và các bài tập làm tăng tuần hoàn cho cơ bắp như yoga, kéo giãn cơ stretching, xoa bóp nhẹ nhàng các cơ. Dùng thuốc kháng viêm không chứa corticoid. Nên đợi giảm đau hẳn, và nhớ khởi động kỹ trước khi vận động mạnh trở lại. Nếu tình trạng đau nhức kéo dài quá một tuần, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa thể thao.

Phòng tránh: làm nóng kỹ trước khi vận động, và làm nguội sau khi vận động, đặc biệt với các bài tập kéo căng. Tăng dần khối lượng và thời lượng tập luyện không quá 10% mỗi tuần. Tránh tăng đột ngột thời lượng và khối lượng các bài tập. Tập luyện tăng dần sức mạnh, sức dẻo cơ bắp và sức bền trước những giải đấu. Lịch thi đấu, nghỉ ngơi hợp lý.

BS NGUYỄN TRỌNG ANH (Hội Y học thể thao TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên