05/04/2021 09:21 GMT+7

Chủ tịch EVN cảnh báo điện gió

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Các dự án điện gió Việt Nam đang chạy đua nước rút đóng điện trước ngày 31-10 để hưởng được mức giá ưu đãi 2.223 đồng/kWh kéo dài 20 năm.

Chủ tịch EVN cảnh báo điện gió - Ảnh 1.

Vận chuyển cánh quạt để lắp cho một dự án điện gió tại Nam Trung Bộ - Ảnh: NGỌC HIỂN

Tại nhiều tỉnh sẽ có những cánh đồng bạt ngàn điện gió trong năm nay như Quảng Trị, Sóc Trăng, Bạc Liêu... những trụ móng đặt tuôcbin vẫn đang được dựng lên một cách thần tốc.

Tuy kỳ vọng hoàn thành trước thời điểm chính sách hết hiệu lực, song một chủ đầu tư của 3 dự án điện gió ở phía Nam cho hay sẽ rất khó để các dự án kịp tiến độ bởi COVID-19 đã khiến các nhà máy sản xuất trì hoãn giao hàng, các chuyên gia hạn chế vào Việt Nam và vận chuyển các thiết bị siêu trường, siêu trọng qua đường biển hiện đang gặp khó.

Các nhà đầu tư điện tái tạo còn đón nhận "hung tin": tới đây sẽ cắt giảm mạnh nguồn năng lượng này, nhất là khi các dự án điện gió sẽ ồ ạt nối lưới. 

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Dương Quang Thành, chủ tịch hội đồng thành viên EVN, khẳng định không phải ngày nào cũng cắt giảm điện tái tạo. Tuy nhiên, việc cắt giảm này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ điện thấp, do đang thừa điện.

Trong báo cáo của EVN, tập đoàn này cũng cho hay tới đây việc cắt giảm điện sẽ tiếp diễn, mức độ sẽ tăng lên ngay giữa và cuối năm nay. Khi các nguồn điện gió vận hành nhiều, trùng với thời điểm mùa lũ ở miền Trung và Nam, lượng công suất điện thừa có thể lớn hơn với thời gian dài hơn. 

Do đó, EVN cảnh báo sản lượng cắt giảm mỗi tháng giai đoạn này lên đến con số "khủng": 350 - 400 triệu kWh. Nếu nhiều điện gió cùng đóng điện, lượng cắt giảm còn cao hơn nữa.

Dù còn ở bước xây dựng nhưng kịch bản nếm "trái đắng" đã được bên mua điện cảnh báo sớm. Cắt giảm đồng nghĩa điện làm ra bỏ phí, trong khi đa số vốn đầu tư là vay ngân hàng.

Các chuyên gia năng lượng đều nhận định dịch COVID-19 khiến tiêu thụ điện thấp, mức tăng trưởng sẽ phục hồi chậm, giảm huy động điện sẽ còn dài dài. Do đó, cân đối các nguồn năng lượng để tận dụng tối đa các nguồn tái tạo cần được đặt ra, đặc biệt cần đẩy nhanh phương án lưu trữ năng lượng.

Nếu không, sau làn sóng hòa lưới, sẽ đến làn sóng cắt giảm và làn sóng kêu ca của các nhà đầu tư điện gió, như đang diễn ra với điện mặt trời. Khi đó, trách nhiệm chưa rõ thuộc về ai nhưng hàng ngàn tỉ đồng đổ vào điện gió không sinh lời, lãng phí nguồn lực xã hội.

Ồ ạt làm điện gió

EVN cho biết đến nay đã ký hợp đồng mua bán điện với 113 dự án điện gió có tổng công suất hơn 6.000 MW. Trong đó có 12 dự án với tổng công suất hơn 1.500 MW đã vận hành thương mại, khả năng 87 dự án với tổng công suất gần 4.500 MW sẽ hoàn thành trước giờ G.

Còn lại, số dự án không thể vận hành trước năm 2021 là 14 dự án với tổng công suất hơn 1.000 MW.

Điện gió xin làm 50.000 MW, bộ mới gút được 6.400 Điện gió xin làm 50.000 MW, bộ mới gút được 6.400

TTO - Bộ Công thương cho biết đã tính toán tổng thể và đánh giá khả năng giải tỏa công suất theo từng vùng để đề xuất Thủ tướng bổ sung quy hoạch 72 dự án điện gió với tổng công suất 6.400 MW trên tổng công suất 50.000 MW được địa phương đề xuất.

NGỌC HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên